Tin tức » Tin trong nước
Lợi ích kinh tế khi phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
(17:03:41 PM 13/02/2014)
Ảnh minh hoạ
Chín tỉnh, thành của Việt Nam tham gia nghiên cứu bao gồm: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Nghệ An, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Hòa Bình và Sơn La.
Mục đích của Nghiên cứu là: Đánh giá hiệu quả kinh tế nhờ tăng cường năng lực quản lý nước thải tại 9 tỉnh, thành phố; Dự tính lợi ích kinh tế và tài chính từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nước thải; Đề xuất liên quan đến phát triển thoát nước và xử lý nước thải trong tương lai.
Ngoài báo cáo tổng thể tóm tắt kết quả chính của Nghiên cứu còn có báo cáo chi tiết cho từng tỉnh. Kết quả của nghiên cứu mang đến cho lãnh đạo và những người có thẩm quyền quyết định ở cấp tỉnh và trung ương cái nhìn sâu sắc về lợi ích và kết quả dự kiến khi tăng cường đầu tư phát triển lĩnh vực này.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin, số liệu, phân tích xác thực để họ quyết định mức độ đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.
Nghiên cứu đánh giá lợi ích trong lĩnh vực du lịch, y tế, giá đất cũng như môi trường. Ông Hanns Bernd Kuchta, Giám đốc Chương trình nói “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải tăng cường xúc tiến du lịch, tăng giá trị đất đai và bảo vệ môi trường.
Thêm vào đó, tăng cường vệ sinh giúp giảm thiểu bệnh tật và số người tử vong do các bệnh liên quan đến nước. Mỗi 3 đô la đầu tư cho hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải mang lại ít nhất 4 đô la, vì vậy lãnh đạo cấp tỉnh và trung ương có thể chắc chắn rằng tăng ngân sách hàng năm cho thoát nước sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế xã hội”.
Toàn bộ báo cáo nghiên cứu đã được đăng tải trên trang web của Chương trình: www.wastewater-vietnam.org.
Chương trình WMP do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (1) thực hiện. Mục tiêu dài hạn của Chương trình là cải thiện điều kiện quản lý nước thải bền vững tại Việt Nam thông qua tư vấn cho Bộ Xây Dựng, UBND Tỉnh, thành phố, và các công ty quản lý nước thải tại 9 tỉnh tham gia chương trình.
Deutsche Gesellschaft fuer Internaltionale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH là một tổ chức thuộc chính phủ CHLB Đức, hỗ trợ chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững. GIZ đã hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993 dưới sự ủy quyền chính của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ). Ba lĩnh vực ưu tiên của hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đức: 1) Đào tạo Nghề; 2) Chính sách Môi trường và Khai thác bền vững Nguồn tài nguyên Thiên nhiên; 3) Năng lượng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.