Tin tức » Tin trong nước
Lo thương hiệu gà đồi Yên Thế
(08:50:21 AM 23/02/2013)"BÁN LÚA NON"
Những ngày đầu năm mới, chúng tôi dạo một vòng quanh các huyện nuôi gà đồi chủ lực của Bắc Giang là Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa… nhận thấy không khí phấn khởi của người dân. Nhìn chung, người chăn nuôi tại Bắc Giang năm nay ăn một cái Tết vui vẻ, ấm cúng nhờ gà được giá. Hiện, gà lai mía tại đây đang có giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, gà J-Dabaco 80.000 - 90.000 đồng/kg, J Hải Phòng 70.000 - 80.000 đồng/kg, gà chíp Tàu 80.000 đồng/kg... Với giá bán này, mỗi đàn gà 1.000 con, trừ hết chi phí người chăn nuôi có lãi từ 50 - 80 triệu đồng tùy từng loại.
Đi đến đâu, người nuôi gà tại Bắc Giang cũng đều bày tỏ lời cảm ơn chân thành các cơ quan báo chí đã vào cuộc phản ánh kịp thời vấn nạn buôn gà lậu trong năm 2012, gà Trung Quốc tràn vào tỉnh giảm rõ rệt, tuy chưa triệt để nhưng như vậy với bà con là vô cùng đáng quý. Nhờ hạn chế được gà lậu, cộng nguồn cung sụt giảm do dân bỏ chuồng khá nhiều, gà giữ được giá suốt từ cuối năm ngoái đến nay. Song, trong câu chuyện vui đầu năm mới về con gà, những người chăn nuôi dày dặn kinh nghiệm tại vùng đất Yên Thế không khỏi bồn chồn lo lắng cho tương lai của mình.
Tâm sự với chúng tôi, anh An Ngọc Mai ở thôn Dầm, xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế cho biết, đúng thời điểm giá gà đang lên cộng lời động viên gợi ý của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa Bắc Giang trở thành địa phương cung cấp gà cho Thủ đô, giá gà Yên Thế và các huyện lân cận tăng đột biến. Cánh lái buôn, thợ thịt trước và sau Tết “quần nát" tỉnh Bắc Giang thu mua gà phục vụ người tiêu dùng. Đang trong thời điểm đắt hàng, mặc dù gà chưa đủ ngày tuổi dân vẫn “bán lúa non” cho lái buôn do lợi nhuận hấp dẫn quá, mặt khác cũng không thể cưỡng lại được đội quân buôn gà “nhanh nhạy, bẻm mép”.
“Chú bảo, gà chưa đầy 3 tháng tuổi, thịt vẫn còn nhão nhoét, nhạt toẹt, lông ống trên lưng vẫn đầy máu đến bản thân chúng tôi là người nuôi gà còn không ăn được huống hồ người dân Thủ đô khẩu vị khó tính. Nhưng khổ nỗi, từ chối hết thợ gà này lại có thợ gà khác đến gạ mua nên nhiều khi tiếp nhiều khách quá người dân tặc lưỡi bán đi cho khỏi phiền. Tôi nói ví von là thế, nhưng nói thật lợi nhuận lóa mắt như vậy người chăn nuôi bán ngay chứ chẳng mấy ai nghĩ được sâu xa. Vậy là trước chưa có thương hiệu thì còn nhộm nhoạm không sao, nay có thương hiệu gà đồi Yên Thế rồi, người tiêu dùng ăn gà non tuổi thấy chất lượng chán quá rồi quay lưng, lúc đó người nuôi gà Bắc Giang tự giết mình chứ chẳng phải ai!”, anh Mai lo xa.
Thực tế, người chăn nuôi gà đồi đủ 3,5 - 4 tháng ở Bắc Giang không nhiều mà phần lớn “bán lúa non” dịp trước Tết khi gà mới 90 ngày tuổi. Khi chúng tôi đến thăm, gia đình anh Phạm Văn Xuyên ở thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên đang vào mới 1.000 con gà. Anh Xuyên chia sẻ, năm nay gà được giá, dân vào nhiều nên anh phải đăng ký mấy tuần mới được 1.000 con. Hiện, anh Xuyên còn 1.000 gà lai mía được gần 3 tháng tuổi, cân nặng trung bình 1,6 - 1,8 kg đang đắn đo không biết nên bán hay nuôi thêm. “Với giá 60.000 đồng/kg như hiện tại tôi đã có lãi dăm chục triệu, nhưng để lại không biết giá cả ra sao? Tính nước chắc ăn, lái buôn đến hỏi mua có lẽ tôi cũng bán đi để tập trung chăm sóc cho đàn gà mới”, anh Xuyên thú thật.
Qua lời tâm sự của anh An Ngọc Mai, một người có thâm niên nuôi gà hơn 10 năm qua, chúng tôi mới giật mình đi tìm hiểu và phát hiện gà đồi Yên Thế hiện mới chỉ có cái vỏ thương hiệu mà chưa xây dựng được nền tảng, gốc rễ bền vững. Theo khảo sát của chúng tôi, giống gà được nuôi chủ lực tại Bắc Giang chiếm tới 90% hiện nay là gà lai mía, nguồn giống đa phần do các lò ấp gà thủ công không có giấy phép cũng chẳng ai quản lý cung cấp. Do hoạt động tự phát nên thống kê chính xác lò ấp gà thủ công tại Bắc Giang không phải chuyện đơn giản, nhưng theo chia sẻ của những người trong nghề thì con số cũng phải lên tới vài trăm.
Những người nuôi gà tâm huyết tại Bắc Giang lo lắng vì thương hiệu gà đồi Yên Thế
Trước việc một số người đang hả hê vui mừng bởi thương hiệu gà đồi Yên Thế đang được tung hô “trên mây”, anh Cương cảnh báo cái vòng luẩn quẩn của câu chuyện “con gà - quả trứng” có thể đẩy người nuôi gà tại Bắc Giang một lần nữa tới bờ vực phá sản.
Anh Cương nhớ, khoảng năm 2003, thương hiệu gà đồi Yên Thế khi đó mới được quảng bá cũng tạo nên cơn sốt tương tự như hiện nay. Vì giá gà thịt cao nên người chăn nuôi đua nhau vào đàn ồ ạt. Từ đó, kéo theo các lò ấp thủ công hoạt động hết công suất cung cấp con giống. Nhưng muốn có gà thì phải có trứng, các hộ dân lại thi nhau xây chuồng nuôi gà bố mẹ bán trứng cho lò ấp.
Đến khi nhu cầu tăng cao mà nguồn cung vẫn không đáp ứng đủ, lập tức nảy sinh tiêu cực. Người nuôi gà bố mẹ ép gà đẻ non nên chất lượng trứng không đảm bảo; người ấp gà nhắm mắt lấy trứng không rõ nguồn gốc khiến chất lượng con giống lôm nhôm. Người chăn nuôi gà “bán lúa non” nên chất lượng thịt kém, người tiêu dùng quay lưng sau một vài lần ăn. Khi đến đúng cao điểm gà thương phẩm được xuất chuồng, hiện tương dư thừa cục bộ xảy ra. Từ đó, kéo giá gà từ trên trời xuống đáy bùn, dân nuôi gà lỗ mấy lứa không chịu được bỏ chuồng kéo theo các chủ lò ấp không bán được gà giống nên giá trứng rẻ như cho. Cuối cùng, khi không chịu lỗ được thêm các chủ lò ấp tạm thời đóng cửa và những hộ nuôi gà đẻ bán tháo gà bố mẹ.
“Khoảng 4 - 5 tháng sau do cả người nuôi gà bố mẹ, chủ lò ấp và người nuôi gà thương phẩm bỏ chuồng nhiều nên nguồn cung lại hiếm và gà lậu Trung Quốc có cơ hội tràn vào. Lúc này, giá gà lại lên và vòng luẩn quẩn quả trứng - con gà bắt đầu một chu kỳ mới theo lối mòn cũ. Chính vì vậy, nhờ ấp gà nhiều lúc tôi cất mấy bao tải tiền trong nhà, song có thời điểm phải ăn trứng gà lộn thay cơm. Nói chung, theo nghề hơn chục năm trời tôi trải qua cảm xúc vui buồn không biết bao nhiêu lần. Theo tôi, nếu cứ duy trì giống gà nhộm nhoạm và cách nuôi mạnh ai nấy làm như hiện nay thương hiệu gà đối Yên Thế sẽ chẳng ra hình thù, bản sắc nào cả, giống hệt cái anh “đẽo cày giữa đường” trong chuyện ngụ ngôn vậy”, anh Cương đắng đót.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.