Tin tức » Tin trong nước
Kinh hoàng thịt ôi chảy nước biến thành thịt tươi
(14:37:18 PM 28/02/2012)Rau già, gà chết và thịt lợn ôi
5h sáng, chúng tôi có mặt tại khu bán thịt lợn, gia cầm trong chợ đầu mối phía Nam (Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội). Biết tôi có nhu cầu, chị bán thịt lôi một tảng thịt lợn trắng nhợt từ trong bao tải, vứt bạch ra trước mặt bàn, khẳng định: “Bán cơm bình dân thì nên lấy hàng loại hai này. Hàng hơi ‘héo’, nhưng ngon chán, chưa có mùi đâu. Chú lấy thường xuyên, chị để cho 55.000 đồng/kg. Còn muốn lấy hàng loại ba giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, đã ôi chảy nước, về phải làm kỹ”.
Anh chủ quán cơm tên H. đi cùng rỉ tai: “Ở đây cái gì cũng có, từ gà chết, lợn ôi, thịt đông lạnh… Khách mua hàng này 100% là các quán cơm bình dân phục vụ sinh viên và người lao động có thu nhập thấp”.
Thịt ôi sau khi được tẩm ướp trông khá bắt mắt tại các quán cơm bụi
Tỏ vẻ lọc lõi trong nghề, anh chủ quán cơm tên Q. đi cùng cho hay, không ai mở cơm bình dân lại đi mua đồ tươi sống. Có 15.000 đồng một đĩa cơm, giá thực phẩm thì tăng cao, mua đồ xịn về thì lấy đâu ra lãi. Rau già, gà chết và thịt lợn ôi là ưu tiên hàng đầu. Loại thịt này ở Vồ (Hà Đông, Hà Nội) còn rẻ hơn nhiều.
Theo chỉ dẫn, ngày hôm sau, tôi mò xuống chợ Vồ, nơi được mệnh danh là thiên đường tiêu thụ loại thịt phẩm ôi. Giá các mặt hàng tại đây khá mềm, một cân thịt nạc mông chỉ có 65.000 đồng/kg. Đặc biệt càng về cuối ngày, giá thịt lại càng hạ. Một chủ hàng tại đây cho biết: “Khách chủ yếu là dân mở quán cơm “bụi”. Hàng thì nói thẳng, không được chuẩn cho lắm, nhưng về làm món kho, xào … không khác thịt tươi”.
Công nghệ phù phép
Theo bí quyết của anh Q. bán đồ chết, đồ ôi lợi nhuận gấp chục lần. Còn việc biến thịt “héo” thành tươi thì rất đơn giản. Với những loại thịt chưa bị ôi chảy nước, chỉ cần đun một nồi nước nóng, cho nhúm muối và trần qua là thịt lại ngon như mới. “Nếu cẩn thận hơn, trước khi chế biến, mình ướp các loại gia vị như hành, tỏi, muối. Nếu màu thịt chưa đẹp, chỉ cần cho chút nước cốt dừa, hay kẹo đắng vào là ngon ngay”, anh Q. chia sẻ.
Với những mặt hàng thịt thiu có mùi, bị vữa, không thể xử lý bằng những phương thức thông thường, các chủ quán sẽ “phù phép” biến thành thịt tươi khi ngâm chúng vào chất bột trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được chào bán tràn lan trong chợ Đồng Xuân. Lôi một túi bột màu trắng từ gầm bàn, anh H. vừa “biểu diễn” vừa giải thích: “Chúng tôi gọi nó là bột phù phép. Chúng được bán với giá 50.000 đồng/kg. Thịt có thiu rữa, chỉ cần ngâm một đến hai thìa trong khoảng 15 phút là tươi hồng như thịt mới. Ngay cả mặt hàng đông lạnh, chỉ cần ngâm với loại bột này thịt sẽ luôn giữ được mềm và màu sắc khá đẹp”. Quả nhiên, miếng thịt tái nhợt, mềm oặt sau khi ngâm với loại bột trằng này trở lên đanh hồng trong vòng chưa đầy 15 phút.
Theo TS. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Phó cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế: “Chúng tôi chưa rõ tác hại của loại bột không rõ nguồn gốc này ra sao bởi cần phải lấy mẫu kiểm tra trước khi đưa ra kết luận. Tuy nhiên, riêng việc các quán cơm bình dân sử dụng nguồn thực phẩm ôi thiu là đã gây tác hại lớn đến sức khỏe con người. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc buôn bán các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc này”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.