Tin tức » Tin trong nước
Không nỡ chặt cây xanh
(08:23:56 AM 20/04/2015)Sau một thời gian nâng cấp, mở rộng, tuyến Quốc lộ 14 đoạn Kon Tum - Gia Lai đã hoàn thành. Trên tuyến đường này, đoạn qua cửa ngõ vào TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, có khúc quanh nhỏ. Ngay khúc quanh có một cây gạo cao chót vót, cành lá xanh tươi. Theo người dân ở đây, cây gạo còn sống được là nhờ đơn vị thi công, các cơ quan chức năng đã lắng nghe ý kiến người dân.
Nắn đường giữ cây
Cây gạo có thân cao lớn 2 người ôm không vừa tay, thân xù xì. Không ai biết nó bao nhiêu tuổi nhưng đã gắn bó hàng chục năm với người dân TP Pleiku. “Cứ mùa xuân là nó cho lá xanh mơn mởn, mùa hè cho hoa đỏ rực rỡ. Khi nhà nước mở rộng Quốc lộ 14, đơn vị thi công định chặt cây gạo để con đường được thẳng, ai cũng tiếc” - ông Nguyễn Hữu Đáng, nhà gần cây gạo, nói.
Cây đa 47, điểm dừng chân thú vị của du khách khi đến tỉnh Đắk Lắk Ảnh: CAO NGUYÊN
Ông Nguyễn Ngọc Báu, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Kon Tum - Gia Lai, cho biết khi nhận được ý kiến người dân bày tỏ muốn giữ lại cây gạo, đơn vị đã báo cáo lên cấp trên. Nhận thấy phương án điều chỉnh tim đường, né cây gạo không ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn tạo được cảnh quan nên nguyện vọng giữ cây, nắn đường đã được chấp thuận.
Người dân TP Pleiku ai cũng mừng khi đơn vị thi công Quốc lộ 14 nắn đường để giữ lại cây gạo cổ thụ Ảnh: HOÀNG THANH
Ông Đáng cho biết khi cây gạo được giữ lại, người dân ai cũng vui. “Cám ơn các ngành chức năng đã lắng nghe ý kiến người dân. Cây gạo này không chỉ tạo cảnh quan mà từ lâu nó như người thân của chúng tôi” - ông Đáng bày tỏ.
Cây gạo được đồng bào dân tộc J’rai gọi cây Pung Lang. Bà Kpah Kla - dân tộc J’rai; ngụ làng Pleibuk, phường Yên Thế, TP Pleiku - cho biết khi bà sinh ra đã thấy cây gạo đứng bên đường. “Lúc tôi lên 5 thì cây Pung Lang chỉ cao hơn đầu một chút nhưng đã cho hoa đỏ đẹp lắm. Mỗi khi hoa nở, tôi thường nhặt về làm vòng đeo cổ. Khi cây có quả, nhiều người lượm về lấy bông trong quả làm áo mặc cho ấm” - bà Kla hồi tưởng.
Xót xa cây đa bàng
Năm 2005, khi khởi công nâng cấp, mở rộng tuyến Tỉnh lộ 664 nối TP Pleiku với huyện biên giới Ia Grai (thuộc tỉnh Gia Lai), đơn vị thiết kế cũng đã nắn đường để không xâm hại đến cây đa bàng cổ thụ. Tuy nhiên, khi đường làm xong, cây đa bàng héo dần và chết sau đó không lâu.
Nhắc lại cây đa, một cán bộ đang công tác tại Công ty CP Xây dựng Công trình giao thông Gia Lai, không khỏi tiếc nuối. Ông cho biết lúc đó, Tỉnh lộ 664 có chiều ngang 3,5 m, khi mở rộng lên đến 7 m nên cây đa bàng nằm trong diện giải tỏa. Tuy nhiên, thấy cây đa quá to, dù người dân không có ý kiến gì nhưng đơn vị thiết kế, thi công cũng chủ động nắn tuyến, chấp nhận đường cong để giữ lại cây. “Cây đa bàng 2 người ôm không xuể, có một cành rất to ngả bóng che mát cả đoạn đường. Mỗi khi giải lao, chúng tôi đều về đó nghỉ ngơi. Vậy mà không hiểu sao nó lại chết...” - vị cán bộ nhớ lại.
Quốc lộ 26 qua tỉnh Đắk Lắk từng được cải tạo, nâng cấp nhiều lần. Không ít lần có ý kiến đề nghị đốn hạ cây đa ở Km 47 (cách TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 47 Km) để quốc lộ được thẳng nhưng chính quyền địa phương nhất quyết không đồng ý. Kết quả là qua bao nhiêu thăng trầm, cây đa vẫn đứng đó, ngày ngày tỏa bóng, không chỉ tạo mỹ quan cho con đường mà trở thành điểm dừng chân thú vị cho du khách sau chặng đường dài.
Bà Trần Thị Trang, một người bán bắp dưới gốc đa, cho biết: “Cách đây hơn 10 năm, khi nhà nước nâng cấp, mở rộng tuyến đường thì gốc đa lớn cỡ 2 người ôm. Tôi thấy nhiều người tới bàn tính chặt cây nhưng cũng có người phản đối. Về sau, họ chọn phương án chấp nhận con đường cong để giữ lại cây. Giờ nó thành cổ thụ rồi, 4-5 người ôm mới xuể”.
Cũng theo bà Trang, lúc đầu, ở quanh gốc đa chỉ có một hai hàng quán được dựng lên tạm bợ. Nhờ có cây đa mát mẻ nên người đi đường thường dừng lại nghỉ ngơi, ngắm cảnh nên hiện đã có gần 100 hàng quán chuyên bán bắp và các loại trái cây của người dân bản địa cho du khách. “Cây đa không chỉ tạo nên điểm dừng chân thú vị mà còn tạo ra thương hiệu bắp 47 nổi tiếng khắp khu vực. Nhờ nó mà bà con ở đây có công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập” - bà Trang nói.
Cây bệnh thì chữa chứ không chặt
Toàn TP Plieku hiện có khoảng 1.500 cây thông. Cứ đến đầu mùa mưa, cây lại bị nhiều dịch bệnh tấn công, đặc biệt bệnh ong cắn lá. Cây thông mà mắc bệnh này thì rất khó trị và lây lan nhanh. Khác với những nơi khác chọn giải pháp đốn hạ cây để tránh lây lan, Công ty TNHH MTV Cây xanh và Công trình đô thị Gia Lai lại chọn cách vất vả hơn: Khoảng từ 0 giờ đến 3 giờ, những công nhân chăm sóc cây xanh dùng xe nâng để đưa người lên cao phun thuốc vào những cây bị bệnh.
Ông Vũ Đức Cường, Trưởng Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Gia Lai, cho biết: Chặt bỏ cây bị bệnh để tiêu hủy thì chuyện quá dễ và không sai so với quy định. Trong khi đó, nếu dùng thuốc xử lý mà không làm ảnh hưởng đến cây khác là chuyện rất khó. “Tuy vất vả thật nhưng với chúng tôi, chặt một cây rất xót xa. Nếu cây còn chữa được thì mình chữa đến cùng” - ông Cường nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.