Tin tức » Tin trong nước
Không kỳ vọng Trung Quốc cứu hạn miền Tây
(08:34:01 AM 18/03/2016)Đồng miền Tây khô cháy -Ảnh: VNN
Theo ông Cường, Việt Nam không yêu cầu xả 2.000 m3/giây hay 2.190 m3/giây nhưng phía Trung Quốc cam kết sẽ xả lượng nước 2.000 m3/giây. “Chúng ta có một trạm nằm ở gần đập thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) và một trạm khác cách đó không xa sẽ giúp chúng ta biết họ có xả như cam kết không” - ông Cường nói.
Tuy vậy, chiều cùng ngày, trả lời PV, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ, nói: “Không thể kỳ vọng nhiều vào việc Trung Quốc xả nước để cứu hạn, mặn ở ĐBSCL”.
Ông Tuấn lý giải, nguồn nước này muốn đến khu vực ĐBSCL phải qua hơn 4.000 km, qua nhiều quốc gia khác. Các quốc gia này cũng đang “khát” nước nên không đảm bảo chúng ta sẽ nhận được nước từ việc xả đập của Trung Quốc.
“Theo tôi biết hồ thủy điện Cảnh Hồng - Jinghon (Trung Quốc) có dung tích tối đa là 249 triệu m3 nước. Nếu Trung Quốc xả lượng nước theo đề nghị của Việt Nam (tối thiểu 2.300 m3/giây) thì chỉ sau 30 giờ là cạn hồ. Lượng nước ở hồ Cảnh Hồng hiện nay không nhiều, còn phải đảm bảo điều tiết theo mùa, do vậy khó có thể vận hành theo ngày được” - ông Tuấn nói thêm.
PGS-TS Tuấn cũng cảnh báo nhiều cán bộ nông nghiệp và người dân hay tin Trung Quốc xả nước sẽ đẩy lùi hạn, mặn nên người dân chuẩn bị đất và mạ để gieo trồng vụ hè thu 2016. Nếu việc xả nước này chỉ có lệ hoặc ngưng hẳn sau ngày 10-4 thì nông dân sẽ “chết” tiếp. “Đôi khi không làm gì cũng là một… giải pháp. Lúa đã chết do hạn, mặn nên dù có cố cũng không thể tập trung nguồn nước để cứu hoặc chuẩn bị cho mùa liền kề. Nếu lượng nước từ Trung Quốc xả đập có đến nơi và dùng nó rửa mặn thì không khác nào xách xô nước tạt vào biển. Hạn, mặn đang khốc liệt nên chúng ta cần ưu tiên gom và trữ nước ngọt nhằm đảm bảo cho bằng được nhu cầu nước sinh hoạt của người dân” - ông Tuấn đề nghị.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng e ngại khả năng Campuchia yêu cầu thủy điện Yaly và các thủy điện khác ở Tây Nguyên của Việt Nam xả nước cho vùng Đông Bắc của họ.
Theo ông Trần Đức Cường, trước diễn biến khô hạn ở lưu vực sông Mekong, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã điều tra và xác định nhiều nguyên nhân.
Theo đó, dòng chảy từ phía thượng nguồn sông Mekong xuống ĐBSCL trong mùa khô 2015-2016 suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, dòng chảy về cửa Tân Châu và Châu Đốc giảm trên 30% so với các năm và lượng nước điều tiết tự nhiên từ Biển Hồ (Campuchia) xuống sông Mekong xem như không có. Ngoài ra, lượng mưa gần đây giảm khoảng 50%, đặc biệt mùa khô giảm 75%.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.