Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 03:21:22 AM (GMT+7)
Khiển trách Sở TNMT Đà Nẵng liên quan dự án Công viên Đại Dương
(14:22:45 PM 17/12/2018)(Tin Môi Trường) - Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết nhiều dự án lớn trên thành phố được xã hội quan tâm nhưng vẫn thiếu kiểm soát. Sở TNMT đã bị khiển trách về việc này.
>> Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường >> Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái >> Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa >> Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp >> Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
Kỳ họp thứ 9 HĐND Đà Nẵng khóa IX.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND TP.Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 sáng 17.12, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã có bài phát biểu quan trọng.
Thành phố vẫn ‘thiếu kiểm soát’ liên quan những dự án lớn
Theo ông Nghĩa, năm 2019 được xem là năm ‘nước rút’ để tăng tốc, hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XXI đề ra. Do đó, năm 2019 tiếp tục triển khai chủ trương ‘Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư’, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia. Hoàn thiện hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin để đưa vào khai thác ngay năm 2019.
Tiếp tục thực hiện đảm bảo tiến độ các công trình, dự án được dư luận quan tâm tại thông báo số 331-TB/TU ngày 31.1.2018 của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm sớm giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm, theo dõi, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa
Theo ông Nghĩa: “Trong thông báo 331 liên quan đến 7 dự án lớn vừa rồi dư luận xã hội rất quan tâm. Mặc dù UBND TP đã giải quyết rất nhiều vấn đề như điều chỉnh lại quy hoạch Nam Ô, làm đường xuống biển… nhưng có những dự án lại thiếu kiểm soát như dự án liên quan đến công viên Đại Dương - Sơn Trà.
Chủ trương của Ban Thường vụ là triển khai một cách cẩn thận, chúng ta có những nhu cầu phát triển du lịch nhưng trên cơ sở bền vững. Chúng ta tiến hành theo những quy trình chặt chẽ để đánh giá tác động môi trường. Nhưng vừa rồi trong sự kiểm soát của UBND thì Sở TNMT vẫn đưa vào danh mục chịu hỗ trợ. Chính vì vậy dư luận xã hội quan tâm và có ý kiến. Vì vậy, chủ tịch UBND đã có văn bản khiển trách Sở TNMT về việc này”.
Theo ông Nghĩa, 7 công trình quan trọng trong thông báo kết luận 331 của Thành ủy cần thông báo rộng rãi để cử tri giám sát.
“Đó là các lối xuống biển. Đây là dự án cử tri quan tâm nhưng quá trình làm rất vất vả, nhưng quan điểm của TP là cương quyết để giúp dân có lối xuống biển.
Thứ hai là quy hoạch kiến trúc khu vực quảng trường và dự án xung quanh khu vực trung tâm; thứ ba là quy hoạch vườn tượng APEC, thứ tư là rà soát các dự án xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, thứ năm là liên quan công viên Đại Dương, thứ 6 là dự án khu đô thị Đa Phước - hiện đang chờ kết quả thanh tra, có một số nội dung chuyển cơ quan điều tra.
Thứ bảy là dự án nhà hàng và bến du thuyền (của Vũ ‘nhôm’ bên sông Hàn) - hiện công an đang làm việc, chính quyền cũng đang đàm phán và sẽ trưng cầu ý kiến chung về kế hoạch sử dụng dự án này”.
Nhiều mặt còn hạn chế
Ông Trương Quang Nghĩa cho biết nhiều dự án lớn được dư luận quan tâm trên địa bàn nhưng quá trình UBND thực hiện vẫn thiếu kiểm soát
Cũng trong bài phát biểu của mình, Bí thư Đà Nẵng cho rằng trong năm 2018 Đà Nẵng vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
“Một số chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,86% trong khi kế hoạch là 9-10%; chỉ số phát triển công nghiệp ước tăng 7,9%/9% kế hoạch”.
Các chủ trương của Thành ủy liên quan đến một số công trình, dự án động lực, nhất là về hạ tầng đô thị, giao thông, môi trường… còn triển khai chậm. Kết luận số 2852/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ khi thực hiện còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn trong quản lý về đất đai, ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, người dân.
Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, gây bức xúc trong xã hội như tình trạng xây dựng công trình không phép, sai phép vẫn còn diễn ra; việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, nhà chung cư còn để xảy ra vi phạm; quản lý, vận hành cấp nước còn bất cập, dẫn đến thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường chưa được xử lý dứt điểm như bãi rác Khánh Sơn, âu thuyền Thọ Quang, sông Phú Lộc, khu vực nhà máy thép Dana Ý-Dana Úc, các khu công nghiệp, cửa xả ven biển… Đồng thời, chủ trương liên quan đến hoạt động của 2 nhà máy thép trên còn chậm thực hiện.
Tình trạng lang thang ăn xin, chèo kéo khách tiếp tục tái diễn, biến tướng. An ninh xã hội chưa thật sự vững chắc; tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp nhất là ma túy, tín dụng đen, bảo kê…
(Theo MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.