»

Thứ sáu, 24/01/2025, 18:41:02 PM (GMT+7)

Kết quả của dự án quản lý PCB giúp Việt Nam thực hiện tốt cam kết với quốc tế

(07:57:30 AM 26/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến tại Hội thảo tổng kết dự án quản lý PCB (một trong các chất hữu cơ khó phân hủy theo Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy -POP) tại Việt Nam diễn ra ngày 25/6, tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã được nghe và thảo luận một số nội dung như: Hiện trạng kiểm soát ô nhiễm hóa chất tại Việt Nam; giới thiệu về mạng lưới các phòng thí nghiệm phân tích chuyên sâu PCB; kết quả chiến dịch truyền thông PCB tại Việt Nam. 

 

[-]Kết[-]quả[-]của[-]dự[-]án[-]quản[-]lý[-]PCB[-]giúp[-]Việt[-]Nam[-]thực[-]hiện[-]tốt[-]cam[-]kết[-]với[-]quốc[-]tế[-]

Ảnh minh hoạ


Theo Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, việc kiểm soát ô nhiễm đối với các chất POP là một nỗ lực chung của toàn cầu. Việt Nam cũng góp phần trong công cuộc này khi trở thành thành viên thứ 14 của Công ước Stockholm từ ngày 22/7/2002. Đề án về “Quản lý an toàn, loại bỏ sử dụng và tiêu huỷ PCB” là một trong những đề án ưu tiên thuộc Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm của Việt Nam. 


Đối với PCB, trong quá khứ, Việt Nam không sản xuất PCB nhưng nhập khẩu thiết bị và dầu có khả năng chứa PCB như dầu biến thế, dầu cách điện, dầu công nghiệp (dầu thuỷ lực, dầu turbine khí, dầu bôi trơn và chất phụ gia nhựa). Do không nhập khẩu thêm lượng dầu hay thiết bị chứa PCB nên vấn đề chính của Việt Nam tại thời điểm trước khi có dự án là: Xác định, quản lý và tiêu huỷ an toàn thiết bị, dầu và chất thải chứa PCB đang sử dụng hoặc đã thải hồi. Việc quản lý PCB tại Việt Nam tại thời điểm đó đã gặp các khó khăn chủ yếu như: Khung chính sách, pháp lý chưa hợp lý; chế tài chưa đủ mạnh. Việc kiểm kê, đánh giá hiện trạng về PCB chưa đầy đủ, chưa phân tích định lượng, chưa có cơ chế để duy trì hoạt động kiểm kê PCB thường xuyên, hiệu quả; năng lực quản lý còn hạn chế. Nhận thức của doanh nghiệp, của cộng đồng về độc tính nguy hại của PCB và POP còn hạn chế. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế thực hiện các quy định của pháp luật chưa đủ mạnh mẽ, quyết liệt… 


Vì vậy, Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” được xây dựng và triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, khắc phục những bất cập nêu trên. Trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội… thực hiện rà soát các văn bản liên quan, thanh kiểm tra 50 đơn vị, kiểm soát, quản lý 160 địa điểm, đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 30 đơn vị trực thuộc tập đoàn. Từ các kết quả trên đã có 34 văn bản được xây dựng và bổ sung trong đó nổi bật là: Quy chế phối hợp hải quan; Thông tư về quản lý PCB và các thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB; 5 Quy chuẩn Việt Nam; 2 tiêu chuẩn Việt Nam; 9 hướng dẫn quản lý an toàn PCB.


Ban quản lý dự án cũng tiến hành kiểm kê, phân tích gần 48 nghìn thiết bị chứa PCB, từ đó phân loại và thu gom những thiết bị có mức độ PCB không an toàn tới 7 khu vực lưu trữ trên toàn quốc.

 

Thu Phương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết quả của dự án quản lý PCB giúp Việt Nam thực hiện tốt cam kết với quốc tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI