Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 20/01/2025, 03:01:34 AM (GMT+7)
Hơn 1 triệu nông dân đang áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI
(20:29:35 PM 17/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Ngày mai (18 /10), tại Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên, TP Thái Nguyên sẽ diễn ra lễ chào mừng 1 triệu nông dân Việt Nam áp dụng thâm canh lúa cải tiến và các sáng kiến nông nghiệp khác.
>> Chế tạo hệ thống lọc loại bỏ H2S từ hầm khí biogas để phát điện >> 1,5 triệu máy tính Việt Nam đứng trước nguy cơ bị virus tấn công >> Cần phải làm rõ hơn nữa vai trò, vị trí của quy hoạch trong hệ thống kế hoạch hoá >> 15 năm xây dựng hệ thống trang trại của “triệu phú sữa tươi” Việt Nam >> Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống nền tảng giúp thay đổi phương thức quản lý công dân
Ảnh minh họa
Thâm canh lúa cải tiến (viết tắt theo tiếng Anh là SRI – System of Rice Intensification) là gói các kỹ thuật canh tác lúa cho phép nông dân sản xuất nhiều lúa hơn trong khi đầu tư ít hơn về thóc giống, phân bón, nước tưới, và thuốc trừ sâu.
Từ năm 2007, Tổ chức Oxfam đã hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật các cấp, cơ quan nghiên cứu, tổ chức dân sự tiến hành hỗ trợ các nông dân tiếp cận và áp dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến. Việc áp dụng cách tiếp cận sáng tạo này trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại kết quả tích cực, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất bình quân 10-20%, bảo vệ môi trường, góp phần tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.
Bà Lê Nguyệt Minh, Giám đốc Chương trình nông nghiệp sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu của tổ chức Oxfam cho biết: “Thực tế đã chứng minh là các kỹ thuật mang tính sáng tạo này cho phép cả những nông dân nghèo nhất và có ít ruộng đất nhất cũng có thể tăng được năng suất lúa.”
Tới vụ hè thu năm 2011, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có hơn 1 triệu nông dân - gần 70% trong số họ là phụ nữ, ở 22 tỉnh tại miền Bắc Việt Nam tiếp cận và ứng dụng SRI. Số nông dân ở Việt Nam áp dụng SRI hiện nay tăng gấp 3 lần so với năm 2009.
Ông Ngô Tiến Dũng – Cục phó Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết “Các nông dân quy mô nhỏ đã đạt được thành công lớn vì họ là những người đi đầu trong đổi mới sáng tạo SRI. Chúng ta cần thúc đẩy dịch vụ chuyển giao SRI trong các năm tới. Đây là một đầu tư nhỏ cần thiết để giúp nông dân thoát nghèo và tăng trưởng nhanh nền kinh tế”
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới và chiếm tới 20% lượng cung cấp gạo toàn cầu. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo với trị giá 2,8 tỷ USD. Sự hợp tác của Oxfam với Cục Bảo vệ thực vật đang giúp cho các nông dân quy mô nhỏ - mà phần đông là nông dân nghèo - nâng cao đóng góp của họ vào ngành sản xuất lúa gạo này. Hiện nay số nông dân ứng dụng SRI chiếm 10% tổng số nông dân trồng lúa ở Việt Nam.
Oxfam khuyến cáo đến năm 2025 tất cả các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới cần có ít nhất 25% diện tích đất canh tác lúa nước ứng dụng SRI.
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.