Tin tức » Tin trong nước
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:30:05 PM (GMT+7)
Hà Nội: Huy động bộ đội vớt cá chết trên hồ Tây
(14:22:49 PM 03/10/2016)(Tin Môi Trường) - Đến sáng 3-10, lực lượng bộ đội, thanh niên, công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài ra sức vớt cá làm sạch lòng Hồ Tây (Q. Tây Hồ, Hà Nội) sau sự cố cá chết nổi trắng hồ gây ô nhiễm.
Những chiếc "xe đạp vịt" nằm im một chỗ để phục vụ công tác dọn dẹp Hồ Tây. Mọi hoạt động vui chơi ở hồ Tây tạm ngưng hoạt động - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Từ 18g ngày 2-10, hơn 150 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, thuộc Bộ tư lệnh thủ đô nhận lệnh đến khu vực Hồ Tây phối hợp với các lực lượng vớt cá chết và chất lên xe môi trường.
Gương mặt nhễ nhại mồ hôi sau khi vớt cá, chiến sĩ Nguyễn Đức Kiều, tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, chia sẻ: “Vớt cá và đem lên xe rác từ sáng đến bây giờ, mệt lắm nhưng vì nhiệm vụ phải cố gắng. Tôi là người Hà Nội nữa nên chứng kiến cảnh này thấy buồn, nhưng tự nhủ mình phải cố gắng vì dân”.
Cùng phối hợp với các chiến sĩ, hơn 30 thanh niên của Trường ĐH thủ đô Hà Nội từ sáng sớm đã đến túc trực tại lòng hồ vớt cá.
Gắn bó với thủ đô hơn 20 năm qua, Trần Hồng Quân, phó chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH thủ đô, tâm sự: “Chuyện xảy ra bất ngờ quá, đêm qua trường bắt đầu kêu gọi các bạn sinh viên chung tay hỗ trợ vớt cá làm sạch lòng Hồ Tây, chúng tôi ủng hộ ngay. Bản thân là thanh niên, mình phải làm nhiệt tình, vì người dân, vì Hà Nội”.
Cá chết nổi trắng Hồ Tây sang 3-10 chủ yếu là các loại cá to cỡ 3-4kg, thậm chí cá chép, cá trắm cỡ 5-6kg cũng đã chết nổi trắng mặt hồ.
Theo các lực lượng đang tham gia xử lý vụ cá chết tại Hồ Tây, mặc dù trong đêm 2-10 đã trang bị cả chục máy tạo ôxy xuống Hồ Tây để sục khí nhưng lượng cá Hồ Tây chết vẫn tiếp tục diễn ra.
Dù đã dùng nhiều xuồng máy, ca nô để kéo và vớt cá chết nổi trên hồ nhưng theo các lực lượng làm nhiệm vụ, số cá vớt được vẫn không thấm vào đâu so với lượng cá chết tiếp tục nổi lên
Ngay trong sáng 3-10, cơ quan y tế thành phố Hà Nội đã phải đưa các máy khử khuẩn phòng bệnh dịch tới phun ở những nơi đưa cá chết lên.
Theo ước tính ban đầu của cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, lượng cá chết lên đến nhiều tấn.
Theo UBND TP Hà Nội, kết quả kiểm tra nhanh (test nhanh) mẫu nước cho thấy toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có ôxy, chỉ số ôxy = 0.
UBND Hà Nội đã cảnh báo người dân không vớt, sử dụng cá chết tại Hồ Tây trong các ngày vừa qua làm thực phẩm khi chưa có kết luận chính xác của cơ quan chức năng về việc có hay không các chất độc hại trong cá, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho nhân dân.
Các chiến sĩ của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô được huy động để hỗ trợ dọn dẹp xác cá - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Ở giữa mặt hồ, xác cá chết phơi trắng bụng, Hồ Tây có diện tích gần 500ha, do quy mô rất lớn nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Lực lượng sinh viên tình nguyện cũng có mặt tại Hồ Tây hỗ trợ dọn dẹp xác cá - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đã phải làm việc từ tối 1-10 cho đến ngày hôm nay - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Cá chết được chất đống bên vỉa hè khu vực Hồ Tây, tất cả số cá chết sẽ được vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Đến sáng nay 3-10 cá tiếp tục trôi dạt vào bờ, phần lớn là các loại cá có trọng lượng lớn từ 1 đến 3 kg - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Các loại cá bị chết nhiều nhất là cá mè, cá rô phi, cá dầu và cá chép - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Một con cá được cơ quan chức năng mổ bụng để đưa đi xét nghiệm, hiện tại chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến cá tại Hồ Tây chết
Chính quyền địa phương đã lắp đặt hàng loạt thiết bị chuyên dụng để tăng cường lượng oxy cho Hồ Tây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Một người dân dùng điện thoại ghi lại cảnh cá chết tại Hồ Tây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.