Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 20/01/2025, 18:57:45 PM (GMT+7)
Hà Nội: Hơn 40 nghìn dân lao đao vì không có nước sạch
(10:33:04 AM 07/02/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Không tắm gội, hạn chế đi vệ sinh, sơ tán khắp nơi,… Đó là những "biện pháp" mà hàng vạn người dân tại nhiều quận trên địa bàn Hà Nội đang phải áp dụng để chống chọi với sự cố mất nước suốt mấy ngày nay.
Bốn ngày qua, khoảng 40 nghìn hộ dân tại các quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân,… rơi vào tình trạng khốn khổ vì nguồn nước máy sinh hoạt bị mất mà không hề được thông báo. Nhà có con nhỏ và người già, chị Hoa sống tại Thanh Xuân Bắc phải chạy đôn chạy đáo đi mua nước đóng chai để dùng.
Nguồn nước dự trữ trong bồn inox trên nóc tập thể nhà chị đã cạn kiệt. Chị Hoa chia sẻ, tính chi phí mua nước mỗi ngày chị phải tốn gần trăm nghìn đồng mặc dù đã sử dụng rất tiết kiệm. Mọi sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, giặt quần áo cũng bị hạn chế ở mức tối đa.
Các bà nội trợ quanh nhà chị Hoa cũng phải cắt giảm nhiều khâu trong sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm nước. “Đối với thực phẩm, ai cũng chỉ mua các loại củ, quả dễ rửa như su hào, bí xanh,… còn các loại rau ăn lá đều hạn chế mua vì rửa mất nhiều nước. Thịt gà, cá,… cũng không dám mua” - chị Hoa cười như mếu cho biết.
Mất nước, mọi sinh hoạt bị đảo lộn. Bát bẩn, quần áo bẩn chờ nước (Ảnh: DK)
Anh Hưng, cư dân tại tòa nhà ở Trung Hòa Nhân Chính, cho biết do mất nước không được báo trước nên gia đình anh không kịp dự trữ. Mấy hôm nay anh Hưng đều phải vận chuyển nước từ nhà bà ngoại về nhà mình để dùng.
“Bình quân mỗi ngày gia đình tôi sử dụng hơn 1 khối nước, mất nước mọi sinh hoạt gần như bị đảo lộn. Tắm giặt chỉ ưu tiên trẻ con, còn người lớn đều phải "nhịn". Nếu cứ tiếp diễn, chắc nhà mình phải sơ tán sang ông bà ngoại ở nhờ vài hôm”, anh Hưng than thở.
Tại một số khu chung cư, người dân phải sử dụng nước từ bể ngầm dự trữ của các tòa nhà và thậm chí là sử dụng nước giếng khoan. Tuy nhiên, nguồn nước này không nhiều và không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Không chỉ nhà dân mà các công sở ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị Nguyễn Mỹ Linh, trưởng phòng hành chính Công ty An Phát (Thanh Xuân) cho biết, do mất nước nên công ty chị đã phải cho một số các bộ phận nghỉ làm việc tại nhà. Các toilet đều dán bảng chữ “Dùng nước tiết kiệm”, phòng tạp vụ chỉ dùng nước để rửa cốc chén. Các công việc dọn dẹp hàng ngày như lau sàn, cửa kính, tưới cây,.. đều bị cắt giảm. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống trong vùng bị mất nước bị ảnh hưởng nặng nề tới việc kinh doanh. Nhiều bệnh viện, trường học đã phải thuê xe ô tô chở nước sinh hoạt tới để sử dụng.
Tuy vậy, mất nước cũng là dịp làm ăn của một số đơn vị kinh doanh. Chủ cửa hàng cung cấp nước đóng chai tại Triều Khúc chia sẻ, mấy ngày gần đây, lượng khách gọi nước tăng đột biến. Bình quân, mỗi ngày đơn vị này cung cấp tới tận hộ gia đình khoảng 100 bình nhưng hiện nay phải tăng số lượng bình nước và nhân viên vận chuyển. Anh Tuấn, chủ cửa hàng phấn khởi: “Chỉ cần mất nước khoảng nửa tháng là cửa hàng lãi to”.
Dịch vụ giặt khô là hơi cũng tấp nập. Tại một cửa hàng chuyên giặt là trên đường Nguyễn Trãi, lượng khách đến giặt quần áo tăng mạnh. Theo chị Lý, chủ cửa hàng, những ngày qua, hai vợ chồng chị cùng nhân viên làm việc không ngơi tay từ 8 giờ sáng hôm trước đến 1 - 2 giờ sáng ngày hôm sau vẫn không hết việc. “Vừa là thời điểm ra Tết cộng với sự cố mất nước nên công việc giặt là tồn đọng nhiều, số lượng quần áo giặt là lên tới con số hàng trăm mỗi ngày. Mặc dù quá tải nhưng hầu hết toàn khách quen nên không dám từ chối và tăng giá”, chị Lý cho biết thêm.
Theo thông báo của đơn vị cấp nước, sáng nay 7/2 sẽ cung cấp nước trở lại. Tuy nhiên cho đến thời điểm này nhiều độc giả vẫn gọi điện tới đường dây nóng của báo phản ánh chưa có nước sạch. Nguyên nhân mất nước đột ngột là do vỡ đường ống nước sạch Sông Đà. Tuy nhiên nguyên nhân vỡ thì chưa được làm rõ. Nhiều người dân hiện đang rất lo lắng nếu sự cố mất nước kéo dài.
Duy Khánh (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.