Tin tức » Tin trong nước
Gỗ đến tuổi chưa được khai thác - thực trạng ở Bắc Kạn
(10:11:01 AM 22/09/2012)Dân và doanh nghiệp đều "kêu"
Việc trồng rừng theo Chương trình nguyên liệu phục vụ nhà máy giấy công suất 5.000 tấn/năm đã triển khai từ năm 2002. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhà máy giấy không ra đời được. Mục tiêu trồng rừng cho nhà máy giấy chỉ thực hiện được 3 năm (2002-2004). Theo đó, những người trồng rừng theo dự án này được hỗ trợ vay vốn không tính lãi từ nguồn ngân sách của tỉnh Bắc Kạn thông qua việc cấp giống, phân và 1 triệu đồng/ha. Tiền đã nhận, rừng đã trồng và đến năm 2009 đã đến tuổi khai thác, một mặt để thu hồi vốn trả lại ngân sách tỉnh, mặt khác để nâng cao thu nhập cho người dân. Nói là vậy, nhưng từ khi triển khai đến nay dự án này đã có nhiều bất cập; đặc biệt là về giá, về vi phạm hợp đồng ban đầu…
Xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể được chọn là xã điểm thực hiện việc khai thác gỗ nguyên liệu để bán cho Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn. Rừng ở xã này không nhiều, nhưng sau hơn 3 năm triển khai vẫn chưa khai thác hết. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu do giá gỗ mà đơn vị thu mua là Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn đưa ra không hấp dẫn người dân. Theo tính toán của người dân xã Hà Hiệu, do trồng rừng không tập trung và xa đường giao thông nên giá thành khai thác rất cao. Mỗi ha khi khai thác, vận xuất, vận chuyển ra được đến điểm cho xe ô-tô chở đi và tính toàn bộ các chi phí cho việc trồng, chăm sóc… người trồng rừng chỉ còn được khoảng 8-10 triệu đồng/ha.
Chủ tịch UBND huyện Ba Bể Đỗ Thị Minh Hoa cho biết: Huyện Ba Bể hiện còn gần 300 ha rừng đã đến tuổi khai thác, một số diện tích đã bị mối xông và rỗng ruột, nhiều cây bị gãy đổ.Việc triển khai thu mua gỗ đến nay vẫn rất chậm sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng trồng rừng của người dân. Theo kế hoạch trồng rừng của huyện, diện tích rừng đến tuổi khai thác cần được giải phóng nhanh để trồng rừng mới.
Ở huyện Ba Bể, vào năm 2011 và đầu năm 2012 đã có nhiều gia đình các xã Hà Hiệu, Mỹ Phương, Chu Hương… sau khi ký hợp đồng và được thiết kế khai thác gỗ đã tiến hành khai thác, nhưng gỗ khai thác xong, vận chuyển ra đường quốc lộ (rất khó khăn). Nhưng, gỗ để mãi Công ty lâm nghiệp không đến mua, gỗ bị nứt, bị mục…. Khi đơn vị thu mua đến lại đánh giá chất lượng gỗ không đảm bảo, không muốn mua. Ở xã Liêm Thủy và xã Sơn Dương của huyện Na Rì cũng xảy ra tình trạng như trên. Quá bức xúc, qua tiếp xúc cử tri người dân đã phản ánh đến lãnh đạo tỉnh và sự việc đã được giải quyết bước đầu với việc Công ty Lâm nghiệp phải thu mua hết số gỗ người dân đã khai thác.
Chủ tịch UBND xã Lục Bình, huyện Bạch Thông Bế Ngọc Thống cho biết: Toàn xã Lục Bình trồng 74 ha rừng nguyên liệu giấy đã khai thác gần hết, hiện chỉ còn 12 ha đang thiết kế để khai thác trong năm 2012. Ông Bình cũng cho biết, chi phí cho vận chuyển và khai thác phải hết 50% tổng giá trị gỗ khai thác.
Ông Phạm Văn Chí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn thì lý giải việc để xảy ra tình trạng chậm thu mua gỗ của người dân có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do không có quy hoạch vùng nguyên liệu cụ thể, các hộ dân trồng với diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên đến khi tổ chức khai thác việc vận xuất, vận chuyển, mở đường khai thác khó khăn dẫn đến chi phí lớn. Việc khai thác cũng nhỏ lẻ nên số lượng gỗ khai thác thường không đủ để chở đầy một xe ô-tô cùng với việc đường xấu, gặp mưa nên Công ty không đến để thu mua được.
Ảnh minh họa
Cần giải bài toán "đầu ra"
Theo Báo cáo của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn, tổng số rừng trồng theo Chương trình phục vụ nhà máy giấy đã đến tuổi khai thác là 2.801 ha. Cho đến nay số rừng được khai thác mới đạt 563 ha, với trên 15.000 m3. Như vậy còn gần 2.300 ha chưa khai thác. Đây là một số lượng rất lớn, đặc biệt là với loại keo, nếu để kéo dài, gỗ sẽ hỏng hết do rỗng ruột và mối xông.
Để có thể khai thác hết số diện tích gỗ còn lại, UBND tỉnh Bắc Kạn đã làm việc với Công ty SAHABAK và công ty này đã đồng ý tiêu thụ 10.000 m3 gỗ trong tổng số gỗ cần khai thác. Tổng Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn đã hứa với Tỉnh ủy Bắc Kạn việc thực hiện đúng thời hạn, đúng cam kết về việc khai thác, vận chuyển gỗ cho người dân.
Tuy nhiên theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn thì để thực hiện được việc này là không đơn giản, bởi diện tích còn nhiều nhưng nằm phân tán, nhiều cánh rừng nằm cách xa đường xe ô-tô vào được từ 5-10 km, trên núi cao, khe sâu nên rất khó khai thác và vận xuất, vận chuyển. Việc khai thác chủ yếu do người dân có rừng chủ động . Theo đánh giá của các huyện, lực lượng lao động để khai thác gỗ là không nhiều, đặc biệt người dân, ngoài việc khai thác gỗ, còn phải làm ruộng, làm màu, nên thường phân tán lao động hoặc thậm chí không có lao động để thực hiện khai thác rừng.
Để thực hiện tốt việc này, Công ty Lâm nghiệp đã phân công một Phó Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành việc khai thác, vận chuyển gỗ của huyện Na Rì, đây là địa phương còn nhiều gỗ nhất và đường vận chuyển khó khăn do Quốc lộ 3B đang trong giai đoạn thi công dở dang. Các huyện, thị còn lại được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc và một Phó Tổng Giám đốc. Doanh nghiệp đã hứa là vậy, nhưng đây là "bài toán" lòng tin đối với dân, nếu không làm tốt, việc thực hiện trồng 60.000 ha rừng theo Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ Bắc Kạn lần thứ X sẽ khó thành.
Trong năm 2012, diện tích trồng rừng toàn tỉnh là 12.875 ha, đạt 93% kế hoạch; tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Theo kế hoạch, UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã năm 2013 là 13.500 ha. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các huyện, thị xã mới đăng ký được gần 9.000 ha. Giải thích nguyên nhân người dân đăng ký trồng rừng ít, các huyện đều cho rằng do nhiều diện tích rừng nguyên liệu đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng các doanh nghiệp chậm thực hiện việc thu mua, dẫn đến tâm lý không muốn trồng rừng của người dân. Giải bài toán "đầu ra" hợp lý, hợp lòng dân, thì công việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc chắc chắn sẽ thành công.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.