Tin tức » Tin trong nước
Thứ bảy, 18/01/2025, 05:21:26 AM (GMT+7)
Giải “Chạy vì Rùa” đầu tiên tại Việt Nam
(09:14:04 AM 04/12/2023)(Tin Môi Trường) - Ngày 3/12, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic và đối tác Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Giải “Chạy vì Rùa” đầu tiên tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 14 tại Khu đô thị quốc tế Ciputra Hà Nội. Sự kiện này nhằm thúc đẩy công tác bảo tồn rùa và khuyến khích cộng đồng không mua bán trái phép các loài rùa và sản phẩm từ rùa hoặc nuôi nhốt rùa làm cảnh.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Chung tay bảo vệ rùa biển là thông điệp mà Giải "Chạy vì rùa" muốn truyển tải đến cộng đồng. Ảnh: BTC.
Giải chạy lần này có sự tham gia của gần 500 cá nhân, tổ chức đến từ 27 quốc gia. Các nhóm chạy đến từ Câu lạc bộ MARD Runners, đại sứ quán, Chạy 365, tổ chức Blue Dragon, trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội (UNIS Hà Nội), công ty Bibpix và đặc biệt là Cục Kiểm ngư, đội có số lượng đăng kí tham dự nhiều nhất (21 thành viên), cùng chạy để bảo tồn các loài rùa của Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho biết: “Việc nuôi rùa làm cảnh, mua rùa để phóng sinh và mua bán các sản phẩm có nguồn gốc từ rùa sẽ đem lại lợi nhuận cho các đối tượng buôn bán và do đó tiếp tay cho hoạt động săn bắt, khai thác rùa trái phép từ tự nhiên. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên tin rằng, mỗi cá nhân cần phải hành động để chấm dứt tình trạng buôn bán và tiêu thụ rùa bất hợp pháp. Một khi nhu cầu không còn nữa, động lực cho các đối tượng săn bắt và buôn bán rùa cũng sẽ bị xóa bỏ, từ đó tạo cơ hội cho các quần thể rùa hoang dã còn sót lại có cơ hội được phục hồi trong tự nhiên.”
Ông David Shin từ Sporting Republic chia sẻ: “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, các thế hệ tương lai có thể sẽ không còn được thấy những loài rùa bản địa của Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự là đối tác tổ chức giải chạy ý nghĩa này. Mong rằng sự kiện sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ mối đe dọa đối với rùa và cùng hành động để bảo tồn các loài rùa của Việt Nam.”
Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, Việt Nam là nơi sinh sống của 31 loài rùa với 25 loài được xếp loại ở mức độ “nguy cấp” hoặc “cực kỳ nguy cấp” theo Sách đỏ IUCN và 28 loài được liệt kê trong các danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, 13 loài trong số đó bị nghiêm cấm hoàn toàn hoạt động khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Tuy được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hầu hết những loài rùa của Việt Nam đều đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
Các loài rùa thường bị săn bắt và buôn bán trái phép ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và làm thuốc. Tại Việt Nam, các loài rùa mai mềm cũng thường được coi là “đặc sản”. Ngoài ra, rùa còn bị nuôi nhốt để làm cảnh hoặc phóng sinh tại các đền, chùa. Rùa biển cũng thường bị chế tác thành tiêu bản, mai rùa bị dùng làm đồ trang sức hoặc các sản phẩm khác.
Việt Nam có hai loài rùa đặc hữu mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Đó là loài rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata) và rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis).
Nguyễn Hồng Điệp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.