Tin tức » Tin trong nước
Gạo nghi giả xuất hiện ở Hà Nội
(10:24:35 AM 03/04/2012)Loại gạo anh Mạnh mua ngày 16/3 có hình dạng dài và to hơn các loại gạo bình thường, gạo có màu trắng đục và bề ngoài bóng bắt mắt. Ngoài ra, gạo này không có mùi thơm đặc trưng của cám gạo, mà có mùi "lạ", gần giống như mùi nhựa.
Trực tiếp tìm hiểu tại khu trọ của anh Mạnh, phóng viên nhận thấy cơm thổi từ loại gạo nói trên để từ ngày 16/3 đến hôm nay (20/3) cơm chỉ bị mốc và không có dấu hiệu thiu như các loại cơm nấu từ gạo bình thường.
Trước đó, cũng theo anh Mạnh, vào tháng 2/2012 một số người bạn từng mua phải loại gạo có hình thức gần giống trên phố Giáp Nhị và cũng phải đổ đi vì mùi nilon nồng nặc, đặc biết lúc vừa nấu xong.
“Trong quá trình nấu tôi đã cảm nhận điều gì đó không bình thường, gạo mang ra vo thay vì có mùi thơm lại là mùi nilon, khi cơm nấu xong mùi nilon càng nồng hơn. Tôi chưa dám khẳng định đây là gạo giả, nhưng nếu ăn vào chắc không tốt cho cơ thể. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng…”. Hiện anh Mạnh vẫn giữ lại gần 5 kg gạo bất thường và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan chức năng làm mẫu kiểm tra.
Trước khi nhận được những phản ánh của người tiêu dùng tại Hà Nội, vào tháng 2/2011, một số người dân ở TP.HCM cũng đã gửi đến nhiều cơ quan báo chí sản phẩm và hình ảnh về những loại gạo lạ. Sau khi người dân phản ánh, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng những loại gạo lạ dễ tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe.
Trước tình trạng này, PV đã gửi mẫu gạo kèm theo đơn đề nghị kiểm tra tới Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế để tiến hành xác minh, làm rõ. Cơ quan này cho biết sẽ giao cho thanh tra xử lý theo quy định.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi có phản hồi từ cơ quan chức năng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.