Tin tức » Tin trong nước
Đường "hành" dân
(11:18:05 AM 31/03/2012)Phương tiện duy nhất có thể đi được trên con đường này là xe trâu
Người dân của xã thuần nông nghiệp này đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế. Lợn, gà nuôi lớn chẳng ai dám vào mua, có mua cũng bị ép giá, rừng trồng đến tuổi khai thác cũng chẳng bán nổi. Nghiêm trọng hơn xuất hiện học sinh bỏ học vì không thể đến trường, đã có người chết vì không được đưa đi cấp cứu kịp thời do đường quá lầy lội.
“Có cho thêm tiền cũng không đi"
Những ngày sau mưa, từ thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) chúng tôi tìm đường về xã Đức Sơn, một xã nằm phía bên kia của bờ Sông Lam. Nhưng khi hỏi mấy anh chạy xe ôm ở thị trấn này ai cũng từ chối không chở. Nài nỉ mãi thì anh Hùng, một người chạy xe lâu năm ở đây khẳng định: “Có cho thêm tiền tôi cũng chẳng dám chạy. Tôi chỉ chở các anh hết địa phận xã Thạch Sơn còn từ đầu con đường dẫn về xã Đức Sơn thì các anh phải tự lo lấy.”
Ngồi sau xe chúng tôi vẫn băn khoăn, không hiểu con đường đó như thế nào mà cánh xe ôm có vẻ sợ đến vậy? Anh Hùng chở chúng tôi đi trên con đường nhựa xuyên suốt xã Thạch Sơn, qua cây cầu treo nối hai bờ Sông Lam rồi dừng xe và nói: “Tôi chỉ chở đến đây thôi, còn muốn về trung tâm xã thì các anh chỉ đi bộ hoặc thuê xe trâu nhé!” Tiến vào ngôi nhà đầu tiên của xã Đức Sơn, trong sân, vườn nhà này có hàng chục chiếc xe máy.
Hỏi ra thì được anh Nguyễn Văn Hoan, chủ nhà cho biết: “Thì toàn xe của người đi đường gửi cả thôi chú ơi, nhiều nhất vẫn là của thầy, cô giáo ở bên thị trấn qua đi dạy học. Họ để xe đây rồi đi bộ hoặc thuê xe trâu chở lên trường. Chú muốn lên xã thì đi bộ thôi, chứ đường này cánh xe trâu họ cũng “xót trâu” không dám chở đâu, phải mất khoảng 5km lội bùn đó chú! Việc cần thì lên không thì quay về chứ gian nan lắm.”
Xe ......người kéo
Sau gần 3 tiếng lội bùn, chúng tôi cũng đến được trụ sở UBND xã Đức Sơn để tìm hiểu về con đường này. Qua câu chuyện của ông Phạm Văn Nguyên, Chủ tịch xã Đức Sơn, nguồn gốc của con đường đã phần nào được sáng tỏ.
Con đường này chạy dọc bên kia bờ Sông Lam, tính từ cuối địa phận huyện Đô Lương đến hết địa gới huyện Anh Sơn (đi qua 7 xã của địa phương này) có chiều dài khoảng 40km. Nên từ năm 1991, con đường đã được xác định là tuyến giao thông trọng điểm của huyện Anh Sơn, nó chạy song song với Quốc lộ 7A nên được gọi là Quốc lộ 7B. Con đường hi vọng sẽ vực dậy tiềm năng kinh tế của các địa phương nằm bên kia bờ Sông Lam của huyện trung du miền núi này. Chính vì thế mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Anh Sơn qua các nhiệm kỳ đều có phần mục tiêu: “Quyết tâm hoàn thành Quốc lộ 7B”. Nhưng không hiểu vì sao mục tiêu đó vẫn không thể thực hiện.
Đến năm 2009, con đường không được gọi là Quốc lộ 7B nữa mà chuyển thành Dự án đường giao thông tả ngạn Sông Lam với nguồn kinh phí trên 230 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nhân dân cùng làm. Chính thức được khởi công ngay trong năm đó và dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Nhưng đến nay, đã tháng 3/2012, công trình này vẫn đang giang dở. “Vì thế mà nhân dân ở đây hay có câu Quốc lộ 7B thành Quốc lộ bỏ bê”. Ông Phạm Văn Nguyên hóm hỉnh.
Hoặc đi bộ
Con đường hành dân
Đức Sơn là một xã nông nghiệp với hơn 2000 hộ dân và khoảng 8000 nhân khẩu, tất cả mọi hoạt động giao lưu với bên ngoài đều phải đi qua con đường này. Chính vì thế, quốc lộ “bỏ bê” đang tác động xấu đến đời sống của nhân dân toàn xã.
Dũng cảm mới dám đi bằng xe máy
Ông Phạm Văn Nguyên, Chủ tịch xã Đức Sơn cho biết: “Xã chúng tôi hiện có hàng trăm ha rừng trồng đang vào độ thu hoạch nhưng đường sá như thế này thì cũng chẳng doanh nghiệp nào dám vào thu mua. Nếu để thời gian dài nữa thì thiệt hại về kinh tế là rất lớn”. Không sâu xa như ông chủ tịch xã nhưng chị Nguyễn Thị Liên, xóm 13, Đức Sơn thì nói rằng: “Gà, lợn chúng tôi nuôi lớn cũng chẳng bán được. Có bán cũng bị ép giá xuống rất thấp”.
Nhưng tầng lớp phải gánh chịu sự gian nan nhất do quốc lộ “bỏ bê” gây ra có lẽ là các em học sinh, thầy cô giáo ở đây. Đức Sơn có 200 em học sinh đang theo học bậc THPT ở trung tâm thị trấn Anh Sơn, quốc lộ “bỏ bê” là con đường duy nhất để các em ra khỏi xã. Những năm trước, còn có nhiều em sớm đi học, chiều về giúp đỡ gia đình nhưng từ khi con đường này thi công dang dở thì gần như 100% các em đều phải thuê nhà ở trọ. Chấp nhận cảnh cuối tuần đi bộ về hoặc người nhà chở lương thực sang tiếp tế. Không chỉ có học sinh THPT mà học sinh THCS, Tiểu học cũng đang hàng ngày phải lội bùn đến trường. Theo chính quyền địa phương khẳng định, đã có hiện tượng con em trong xã bỏ học một số buổi trong tuần vì đường quá lầy lội.
Nhưng đau xót hơn, đã có người dân chết vì không được chuyển lên các trung tâm y tế tuyến trên để cấp cứu. Đó là trường hợp của anh Phan Bá Đông ở xóm 2, được đưa đến cấp cứu tại trạm y tế xã Đức Sơn trong đêm tối với tình trạng nguy hiểm được yêu cầu chuyển lên tuyến trên. Nhưng với điều kiện đường sá chỉ đi được bằng xe trâu nên anh Đông đã tử vong trong lúc đựơc đưa đi cấp cứu. Trên đường đi chúng tôi bắt gặp bác Nguyễn Quang Phong, xóm 8 Đức Sơn, người có 60 năm tuổi Đảng, khi bác vừa đi viện về trên chuyến xe trâu. Với vẻ mệt mỏi nhưng bác Phong vẫn cố nói với chúng tôi: “Có ở đâu khổ như dân tui (tôi) không chú? Từ đám cưới đến đám ma, đi viện …đều trên chiếc xe trâu thế này. Tui ốm quá nên bảo con cái lấy xe trâu chở đến bệnh viện hôm qua nay lại “được” về trên chuyến xe này”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Nguyên, Chủ tịch xã Đức Sơn cho biết: “Trước đây khi chưa có cầu Đức Sơn có 3 bến đò ngang qua Sông Lam. Nhưng từ khi cây cầu nằm ở đầu xã hoàn thành nên các bến đò đã bị đóng. Nhưng nếu con đường không được hoàn thành thì chắc chúng tôi phải trình UBND huyện cấp phép cho các bến đò ngang hoạt động để phục vụ các nhu cầu thiết yêu như cấp cứu…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.