»

Chủ nhật, 24/11/2024, 11:26:29 AM (GMT+7)

Đúng 20 năm sau bão Linda, bão và áp thấp nhiệt đới hướng vào Nam Bộ

(13:34:25 PM 01/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Nam Bộ được đặt trong tình trạng cảnh giác cao khi cả bão và áp thấp nhiệt đới đang hướng vào khu vực này.

Theo bản tin cập nhật của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn trung ương, lúc 7h sáng 1/11, tâm áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía nam Biển Đông chỉ cách Côn Đảo khoảng 130 km, sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

 
Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây chếch bắc với vận tốc 15-20 km/h. Sáng 2/11, áp thấp nằm trên vùng biển phía nam tỉnh Cà Mau và không mạnh thêm.
 
Đúng[-]20[-]năm[-]sau[-]bão[-]Linda,[-]bão[-]và[-]áp[-]thấp[-]nhiệt[-]đới[-]hướng[-]vào[-]Nam[-]Bộ
Vị trí và hướng đi của 2 áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF. Mưa lớn ở Nam Bộ và Trung Bộ
 
Do áp thấp kết hợp với không khí lạnh, vùng biển tây nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng. Gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4 m. Ven biển các tỉnh Nam Bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao 4-4,5 m.
 
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 5-10 độ vĩ bắc, 103,5-108,5 độ kinh đông.
 
Ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp, từ chiều và đêm 1/11, ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang gió giật mạnh cấp 6-7.
 
Từ 1/11 đến hết ngày 2/11, Nam Bộ mưa vừa đến mưa lớn, tổng lượng cả đợt phổ biến 100-150 mm, có nơi trên 200 mm.
 
Ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, ven biển Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục mưa vừa đến mưa lớn. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-150 mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có nơi trên 200 mm.
 
Áp thấp thứ 2 sẽ mạnh lên thành bão
 
Bên cạnh đó, cơ quan khí tượng cảnh báo một áp thấp nhiệt đới khác đang dịch chuyển vào Biển Đông. Theo đó, sáng 1/11, vị trí tâm áp thấp này cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 120 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm đạt cấp 7, giật cấp 9.
 

Đúng[-]20[-]năm[-]sau[-]bão[-]Linda,[-]bão[-]và[-]áp[-]thấp[-]nhiệt[-]đới[-]hướng[-]vào[-]Nam[-]Bộ 

Hình ảnh vệ tinh của 2 áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.
 
Ngày và đêm nay, áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng tây, vận tốc 20 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. Chiều 1/11, bão sẽ đi vào Biển Đông. Đến chiều 2/11, tâm bão ở trên khu vực phía đông Biển Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 300 km, sức gió mạnh nhất đạt cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
 
Bão sau đó giữ hướng di chuyển và còn mạnh thêm. 
 
Sáng nay, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai sẽ có cuộc họp với các địa phương bàn biện pháp ứng phó.

Ngày 2/11/1997, bão Linda đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất rất hiếm khi có bão.

 
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, bão Linda gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng cho 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 ngôi nhà bị sập. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.
(Theo Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đúng 20 năm sau bão Linda, bão và áp thấp nhiệt đới hướng vào Nam Bộ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI