Tin tức » Tin trong nước
Đóng dấu "Hủy” vào hộ chiếu Trung Quốc có in ”đường lưỡi bò”
(12:10:13 PM 24/11/2012)
Đoàn khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chiều 23-11, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có đường lưỡi bò . Ảnh: Hồng Thảo |
Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.
Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai - cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.
Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện hình bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc.
“Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào VN sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định.
Theo đồn biên phòng số 7, ban đầu người Trung Quốc chưa có phản ứng gì về biện pháp mới này từ phía VN. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn biên phòng số 7 nói.
“Đường lưỡi bò” trong hộ chiếu không mang tính pháp lý
Các chuyên gia quốc tế đều nhận định bản đồ Trung Quốc có in hình đường 9 đoạn trong hộ chiếu mới không mang bất cứ giá trị pháp lý nào như chính bản thân yêu sách “đường lưỡi bò”.
Động thái mới nhất này của Trung Quốc có phải lại là biểu hiện tiếp nối của chính sách độc chiếm biển Đông, thưa ông?
Tiến sĩ Euan Graham (Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore): Theo tôi đúng là như vậy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rất rõ: tấm hộ chiếu là một văn kiện pháp lý nhưng in thêm bất cứ cái gì lên trên đó thì phần thiết kế ấy không mang bất kỳ sức nặng pháp lý nào. Điểm mấu chốt là khi luật pháp quốc tế không thừa nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc có in nó vào tấm hộ chiếu phổ thông cũng chẳng thể thay đổi điều bất di bất dịch đó. Vì vậy, theo tôi, động thái này của Trung Quốc chỉ thuần túy mang tính biểu tượng mà thôi.
Cũng có ý kiến lo rằng nếu các nước tham gia tranh chấp đóng dấu xác nhận vào hộ chiếu, Trung Quốc sẽ mặc nhiên cho rằng các nước này thừa nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của mình?
TS Graham: Hoàn toàn không có cơ sở để kết luận như vậy. Hãy xem ngay chính trường hợp của Trung Quốc và Đài Loan. Công dân của họ vẫn dùng hộ chiếu của riêng mình để đi lại qua eo biển Đài Loan. Nhưng Trung Quốc có bao giờ thừa nhận Đài Loan chưa và giữa họ cũng có quan hệ ngoại giao chính thức nào đâu? Do vậy, ngay cả khi hải quan Philippines hay nước nào khác đóng dấu xác nhận chính thức lên tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc cũng không có nghĩa là thừa nhận tuyên bố chủ quyền của nước này.
Vẫn có dư luận cho rằng Trung Quốc đang đi một nước cờ mới trong ván cờ biển Đông?
TS Mark Valencia (Viện Nautilus, Mỹ): Về phần mình, tôi cho rằng động thái này rất mạo hiểm; có thể sẽ phản tác dụng ngay nếu các nước liên quan hợp lại từ chối không cấp thị thực cho công dân Trung Quốc nào mang tấm hộ chiếu đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.