Tin tức » Tin trong nước
Động đất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi
(09:00:13 AM 16/11/2012)Khoảng 14 giờ 23 phút ngày 15-11, một trận động đất mạnh kèm theo những tiếng nổ to kéo dài hơn 10 giây xảy ra gần khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam), dư chấn lan rộng đến tận TP Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng.
Bỏ họp, chạy tán loạn
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết trong lúc huyện đang có cuộc họp với lãnh đạo tỉnh thì động đất xuất hiện với những rung lắc mạnh kèm tiếng nổ to trong lòng đất khiến nhiều vật dụng nghiêng ngả, rơi đổ, nhiều cán bộ bỏ cuộc họp chạy tán loạn. Trận động đất này lớn nhất từ trước đến nay, lớn hơn cả trận đã được xác định là 4,6 độ Richter xảy ra vào đêm 22-10. Huyện đã tạm dừng cuộc họp để tổ chức đoàn đi về các xã kiểm tra tình hình và ổn định tinh thần cho dân.
Với trận động đất lớn vào ngày 15-11, người dân huyện
Bắc Trà My - Quảng Nam càng thêm lo lắng. Ảnh: THÚY PHƯƠNG
Không chỉ người dân huyện Bắc Trà My mà người dân huyện Tiên Phước, Phú Ninh, TP Tam Kỳ và cả huyện Núi Thành cách thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 150 km cũng cảm nhận được động đất kèm theo tiếng nổ lớn. Ông Phạm Hồng Đức, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh, gọi điện cho phóng viên kể đang ngồi làm việc thì thấy ly tách trên bàn rung lắc mạnh, trụ sở làm việc cũng lung lắc kéo dài hơn 10 giây và có nghe mấy tiếng nổ rất to. “Ở đây cách thủy điện Sông Tranh 2 khoảng gần 90 km mà cũng thấy khiếp chứ huống hồ gì sống ở nơi tâm chấn. Đến bây giờ tôi cũng còn sợ khi nhớ lại cảnh tòa nhà lắc lư mạnh” - ông Đức nói thêm.
Anh Trịnh Tuấn Long, nhân viên Công ty Kính nổi Chu Lai ở huyện Núi Thành, kể: “Tôi đang ngồi làm việc ở tầng 3 và cảm nhận rất rõ tòa nhà rung lắc mạnh nên cùng một số nhân viên trong phòng bỏ chạy ra ngoài hành lang chứ không dám ngồi lại. Khoảng hơn 30 phút sau, lấy lại tinh thần mới vào làm việc trở lại”.
Tháo chạy ra khỏi nhà
Cùng thời điểm này, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Trà Bồng…, mặt đất cũng rung chuyển, nhiều nơi nhà cửa rung lắc mạnh khiến người dân phải bỏ chạy ra khỏi nhà. Tại trung tâm thị trấn Di Lăng, nhiều người dân cho biết rung lắc kéo dài khá lâu sau mới trở lại bình thường. Tại trụ sở UBND huyện Sơn Hà, nhiều cán bộ đang làm việc trong phòng đã hoảng hốt bỏ chạy khỏi trụ sở.
Tại các xã Sơn Hải, Sơn Thượng, Sơn Trung… của huyện này, người dân cũng cảm nhận được rung lắc khá mạnh. “Tôi đang nằm trên giường thì thấy cái giường dịch chuyển và nghe một tiếng nổ. Ban đầu, cứ nghĩ là người ta nổ mìn phá đá nhưng khoảng hơn 6 giây sau vẫn còn nên tôi chạy ra ngoài thì thấy nhiều người khác cũng chạy ra đường” - anh Đinh Văn Tuấn, ngụ xã Sơn Hải, kể.
Tại huyện Tây Trà, tình trạng rung lắc cũng xảy ra khá mạnh. Theo ông Đỗ Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, rung lắc xảy ra mạnh nhất tại các xã Trà Thanh, Trà Khê, Trà Lãnh… là những xã giáp ranh với huyện Bắc Trà My. “Mọi vật dụng đều rơi khỏi bàn. Chúng tôi đang họp trên tầng 2 thì mọi thứ rung lên bần bật. Ở các xã liền kề với huyện Bắc Trà My, người dân tháo chạy ra khỏi nhà và chính quyền các xã này cho biết người dân đang rất lo sợ” - ông Lâm nói rõ hơn. Ngay tại trung tâm TP Quảng Ngãi, người dân vẫn cảm nhận được rung chấn, đặc biệt trên các tòa nhà cao tầng.
Rung chấn cũng lan đến TP Đà Nẵng. Chị Trần Lan Anh làm việc tại quận Hải Châu cho biết lúc đang ngồi làm việc thì có cảm giác toàn tòa nhà rung, màn hình máy tính chao qua chao lại. Bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận Thanh Khê) kể đang ngồi chơi thì nghe nền nhà rung nhẹ, cứ ngỡ là ngoài đường lớn có xe san lấp đất đang chạy qua.
Chuyên gia đến hiện trường kiểm tra Chiều 15-11, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với hội đồng cùng một số chuyên gia để bàn biện pháp ứng phó với động đất vừa xảy ra ở Quảng Nam. Ông Dũng cho biết ban quản lý dự án vừa thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy không có biến dạng bất thường nào, lượng nước thấm vẫn bình thường và hiện đập cơ bản an toàn. Theo Viện Vật lý địa cầu, trận động đất này ở mức 4,7 độ Richter, chiều sâu chấn tiêu khoảng 6 km, cách đập Sông Tranh 2 khoảng 7 km về phía thượng lưu. Ngay trong tối 15-11, Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác phối hợp với Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đến hiện trường để nắm tình hình. Theo lịch, hôm nay (16-11), ông Dũng và tổ chuyên gia của hội đồng cũng sẽ có mặt tại khu vực xảy ra động đất để cùng kiểm tra. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.