»

Thứ sáu, 24/01/2025, 18:26:24 PM (GMT+7)

Đính chính tin đồn rừng quốc gia bị "xẻ thịt"

(09:03:47 AM 05/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Thông tin vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định bị tàn phá không chính xác

Mùa chim di trú tại Xuân Thủy

Gần đây một số báo đưa tin về việc vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) tỉnh Nam Định bị "xẻ thịt" do UBND huyện Giao Thuỷ và Ban quản lý VQGXT cho phép nhiều hộ dân chuyển đổi các đầm nuôi tôm sang nuôi ngao. Trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Nam Định khẳng định, đây là thông tin không chính xác, đồng thời nhấn mạnh chính quyền địa phương không có chủ trương cho các hộ dân đang thuê đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi vạng (ngao).

Theo thông tin từ một số tờ báo thì, hàng chục tới trăm ha rừng thuộc vùng đệm VQGXT bị biến thành các đầm nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi ngao. Theo các báo này, sự việc diễn ra từ nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương không biết hoặc biết nhưng không xử lý. Các báo còn nêu tình trạng không ít hộ dân nếu muốn chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi ngao chỉ mất khoản "tiền quan hệ" từ 15 đến 25 triệu đồng là xong. Ngay sau khi các bài báo trên được đăng, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo UBND huyện Giao Thuỷ và Sở NN&PTNN phối hợp với các ngành chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình. 

Tại cuộc làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Nam Định và ông Phùng Văn Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Giao Thuỷ đều khẳng định thông tin các báo đưa là không chính xác, UBND huyện Giao Thuỷ không có chủ trương cho phép chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi ngao. Song, ông Phùng Văn Nhân cũng thừa nhận thời gian qua, cụ thể là năm 2010 và 2011 đã có hiện tượng một số chủ đầm mua đi bán lại đầm nuôi trồng thuỷ sản (nằm trong vùng đệm VQGXT), tự ý cải tạo đầm nuôi tôm quảng canh sang nuôi ngao vì nuôi tôm không có lãi. Việc chuyển đổi đòi hỏi phải cải tạo lại đầm như hút bùn cát... trong quá trình cải tạo đã làm chết một số cây rừng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện, tiến hành phạt hành chính và yêu cầu khôi phục nguyên trạng. Chi Cục Kiểm lâm Nam Định cho biết, trong năm 2012 đơn vị này đã cử lực lượng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và đã phát hiện, xử phạt nghiêm 13 trường hợp phá rừng với tổng số tiền phạt 110 triệu đồng, diện tích bị phá chỉ hơn 6.000 m2 (không như số liệu mà các báo đã nêu). Trường hợp bị phạt nặng nhất là các hộ Lều Văn Kiệm (Khu 4B, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ) và Hà Khắc Tưởng (xã Giao Xuân, Giao Thuỷ) với số tiền phạt lên tới 15 triệu đồng/hộ. 

Giao Thuỷ là huyện ven biển, diện tích đất tự nhiên rộng lớn, trong đó diện tích vùng lõi VQGXT là 7.100 ha, vùng đệm 7.200 ha nằm trên địa bàn 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc và Giao Xuân. Đây là vùng đất rất có tiềm năng phát triển kinh tế và có vị trí quan trọng về quốc phòng-an ninh. Theo lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ, hiện nay chính quyền địa phương đang rất khó khăn trong việc quản lý vùng đệm VQGXT vì yếu tố lịch sử. Hầu hết diện tích tại đây đã được giao cho các hộ dân thuê để nuôi trồng thuỷ sản từ những năm 1988 và 1996, trước thời điểm thành lập VQGXT và Luật bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực. Kết quả kiểm tra cho thấy, đến nay 100% số đầm thuộc hai xã Giao Thiện và Giao Xuân; 50% số đầm của xã Giao An được giao năm 1996 đã hết thời gian, song địa phương chưa có điều kiện làm lại thủ tục thuê đất theo quy định. Trong khi đó, số đầm còn lại của xã Giao An cho thuê năm 1988 không thể hiện rõ về thời hạn sử dụng. Thời gian qua, khi nhận thấy nuôi ngao đem lại lợi nhuận cao hơn so với nuôi tôm, một số hộ đã tự ý chuyển đổi mục đích sử từ nuôi tôm sang nuôi nhuyễn thể, song các ngành chức năng huyện Giao Thuỷ đã ngăn chặn kịp thời. 

Để quản lý tốt hơn vùng đệm VQGXT, huyện Giao Thuỷ thời gian tới sẽ tiến hành rà soát, đo đạc lại toàn bộ diện tích bãi bồi khu vực Cồn Ngạn, xác định rõ diện tích của từng đầm và diện tích rừng che phủ ở mỗi đầm; tăng cường phối kết hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng; đẩy mạnh tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân; căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý, sử dụng đất bãi bồi, đất có mặt nước ven biển phù hợp với pháp luật hiện hành; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp chuyển nhượng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng không phù hợp với quy hoạch của địa phương. 

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đính chính tin đồn rừng quốc gia bị "xẻ thịt"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI