Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 24/11/2024, 17:31:06 PM (GMT+7)
Đề xuất chương trình quốc gia về bảo tồn hổ
(12:01:35 PM 25/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Hiện nay, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng từ 28 đến 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do hai mối đe doạ lớn đó là bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống.
>> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái >> Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024” >> Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Hổ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo Quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về bảo tồn hổ đến năm 2022 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ tự nhiên
Dự thảo Chương trình đặt mục tiêu bảo vệ và phát triển quần thể hổ hoang dã và con mồi của hổ ở Việt Nam, góp phần đạt được mục tiêu tăng quần thể hổ hoang dã lên gấp đôi trên quy mô toàn cầu vào năm 2022.
Trước mắt, chương trình phấn đấu đến năm 2015, phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các vùng sinh cảnh bảo tồn hổ. Đồng thời, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn hổ tự nhiên. Cũng như, bảo đảm công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ đạt hiệu quả;…
Để đạt mục tiêu trên, chương trình dự kiến sẽ xác định khu ưu tiên bảo tồn hổ. Trong đó, xác lập ít nhất 01 khu vực ưu tiên bảo tồn hổ tự nhiên; tiến hành quy hoạch, thiết lập hành lang bảo tồn sinh cảnh sống của hổ trong tự nhiên; hạn chế thực hiện các dự án phát triển tác động tiêu cực đến khu vực sinh cảnh hổ tự nhiên,...
Gây nuôi và tái thả hổ về vùng phân bố trong tự nhiên
Bên cạnh đó, sẽ xây dựng chương trình giám sát quần thể hổ hoang dã. Dự thảo xác định phải tăng cường quản lý giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn hổ tự nhiên. Trong đó, chú trọng việc thiết lập hệ thống đăng ký, quản lý cá thể hổ nuôi nhốt trên toàn quốc. Cũng như, xây dựng và áp dụng chương trình giám sát hổ tại các cơ sở nuôi nhốt hổ. Triển khai nghiên cứu, xây dựng chương trình gây nuôi bảo tồn và tái thả hổ về vùng phân bố của chúng trong tự nhiên.
Dự thảo cũng đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ. Đồng thời, triển khai xây dựng và áp dụng triển khai các chương trình thực thi pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh nhằm ngăn chặn các hoạt động kinh doanh trái phép sản phẩm từ hổ và con mồi của hổ…
Trần Mạnh (Chinhphu.vn)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.