Tin tức » Tin trong nước
Dập tắt điểm nóng về tệ nạn gia cầm
(16:13:10 PM 07/03/2013)Xử lý mạnh tay
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị sơ kết 1 tháng triển khai Đề án 2088 diễn ra ngày 31/1/2013, tại cuộc họp hôm qua, tổng hợp của các địa phương từng là điểm nóng về nạn buôn lậu gia cầm ở phía Bắc cho thấy, vấn nạn này hiện đã cơ bản được kiểm soát.
Báo cáo tổng hợp của 12 tỉnh - thành phố phía Bắc và các lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan và QLTT, sau 2 tháng vào cuộc ráo riết, đã có trên 70 tấn gà thịt, hơn 256 nghìn gà giống, hơn 460 nghìn quả trứng cùng hàng chục tấn sản phẩm gia cầm nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc bị các cơ quan chức năng bắt giữ và tiêu hủy, với tổng trị giá hơn 585 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 189 triệu đồng. Đáng chú ý, các lực lượng Công an, QLTT cũng như các địa phương cũng đã có các biện pháp cụ thể, mạnh tay với các vụ việc và đối tượng tham gia buôn lậu.
Bộ Công an cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ngày 31/1/2013 về việc gặp gỡ và ký cam kết đối với gần 30 đối tượng chủ “đầu nậu” buôn lậu gia cầm ở các tỉnh phía Bắc đã được điều tra, thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo công an 7 tỉnh biên giới phía Bắc trực tiếp gặp và ký biên bản cam kết không buôn bán gia cầm nhập lậu với các đối tượng là chủ đường dây buôn lậu lớn tại các tỉnh này.
Dù các đường dây lớn cơ bản bị đánh sập, tuy nhiên "gà trọc Trung Quốc" hiện vẫn luồn lách được về nội địa
Kết quả đến nay, kiểm tra cho thấy các đối tượng này đã chấm dứt hoạt động buôn lậu gia cầm và chuyển đổi nghề. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục gặp gỡ các đối tượng còn lại ở 12 tỉnh thành khác để ký biên bản răn đe. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu muộn nhất đến ngày 5/4/2013, Bộ Công an phải hoàn tất việc gặp gỡ và ký cam kết với các đối tượng đường dây lớn tại 12 tỉnh còn lại.
Tại Hà Nội, ngoài việc kiểm soát các chợ đầu mối kinh doanh gia cầm, TP. Hà Nội cũng đã tiến hành ký cam kết không kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gia cầm nhập lậu đối với hàng trăm nhà hàng, quán ăn và điểm tiêu thụ thịt gia cầm trọng điểm trên địa bàn. Đối với hai vụ vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu do hai đối tượng cùng ở tỉnh Bắc Giang bị lực lượng chức năng TP Hà Nội bắt giữ gần đây, hiện Công an TP. Hà Nội đã quyết định tịch thu xe ô tô, đồng thời xử phạt hành chính. Trước việc đối tượng bị bắt giữ quyết không chịu ký biên bản xử phạt vì cho rằng tịch thu phương tiện là “quá nặng tay”, lực lượng chức năng hiện đã phải gửi giấy triệu tập đối tượng này một lần nữa vào ngày 8/3/2013, nếu đối tượng vẫn ngoan cố, sẽ vẫn bị cơ quan chức năng TP Hà Nội kiên quyết tịch thu phương tiện và xử phạt hành chính theo quy định...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo: “Dù rất thông cảm với việc xử lý tịch thu phương tiện là mạnh tay, nhưng pháp luật cần phải nghiêm minh. Nếu không sẽ không thể răn đe, tạo tiền lệ xấu”.
Ở các tỉnh biên giới trọng điểm như Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, thời gian qua số lượng các chốt kiểm tra cơ động liên ngành để chặn gia cầm nhập lậu đã được tăng lên gấp 3 - 4 lần (Quảng Ninh tăng từ 4 lên 17 chốt, Lạng Sơn tăng lên 18 chốt). Ngày 1/3 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành truy đuổi một xe chở gà lậu từ Trung Quốc, qua địa bàn huyện Cao Lộc, đối tượng đã buộc phải vứt bỏ hơn 1,3 tấn gà lậu vào vườn một nhà dân để tẩu tán, nhưng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy.
Tại Quảng Ninh, trong hai tháng qua, lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ, tịch thu hàng chục phương tiện chở gia cầm lậu, tạm giữ hàng trăm phương tiện khác. UBND tỉnh Quảng Ninh hiện cũng đã chỉ đạo lực lượng công an, bí mật theo dõi các nhà hàng, các điểm tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong tỉnh để nắm bắt tình hình tiêu thụ gia cầm nhập lậu. Tương tự tại Lào Cai, UBND tỉnh này cho biết đã bắt giữ nhiều lô hàng gia cầm nhập lậu, trong đó đã xử lý mạnh tay bằng cách tịch thu, bán đấu giá một chiếc thuyền chờ gà lậu qua biên giới.
Không chỉ ở “mặt trận đất liền”, UBND TP Hải Phòng cho biết mới đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với Cảnh sát Biển đã bắt giữ tàu Fu Cheng 16 của Trung Quốc vận chuyển 280 tấn phủ tạng, phụ phẩm gia súc gia cầm đông lạnh bị cấm tạm nhập tái xuất và khai báo không đúng chủng loại hàng hóa. Cơ quan chức năng TP Hải Phòng đã xử phạt hành chính 15 triệu đồng và buộc tái xuất toàn bộ lô hàng.
Đánh giá về công tác triển khai thực hiện Đề án 2088, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng, với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt như thời gian qua, việc khống chế buôn bán gia cầm nhập lậu trong năm 2013 là hoàn toàn có thể.
Các địa phương cho rằng, cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính nhằm xử lí mạnh tay hơn với đối tượng buôn lậu gia cầm
Bên cạnh những thành công bước đầu, quy định về chế tài xử lý đối với các đối tượng buôn bán gia cầm nhập lậu đang là vấn đề được nhiều địa phương băn khoăn.
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó GĐ Sở Công thương TP Hà Nội, dẫn chứng thêm: Trong vụ bắt giữ một xe chở gà lậu của một chủ hàng ở xã Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) vừa qua, mặc dù đã xác định được danh tính chủ hàng, nhưng do xe chở hàng do chủ hàng đi thuê, nên không thể tịch thu. Vì vậy, nếu chỉ xử phạt hành chính thì quá nhẹ, mà cần phải tịch thu cả phương tiện.
Một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiến nghị thêm: Quy định về xử phạt hành chính hiện nay chỉ cho phép tạm giữ phương tiện tối đa 10 ngày, vụ việc nghiêm trọng thì mới được tạm giữ 60 ngày. Mặc dù thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cơ quan chức năng tạm giữ tối đa 60 ngày đối với tất cả phương tiện vi phạm, tuy nhiên đến nay nhiều phương tiện cũng đã sắp hết hạn, buộc phải thả ra. Vị này băn khoăn: “Nếu thả ra, các đối tượng này lại tiếp tục trở lại buôn gà lậu, rồi lại bị bắt, cứ quay vòng như thế sẽ rất nguy hiểm”.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Phương tiện nào bị tạm giữ một lần, đương nhiên đã có lưu biên bản vi phạm. Nếu lần sau vi phạm một lần nữa, thì sẽ bị tịch thu. Các địa phương khi trả xe cho các đối tượng buôn gia cầm lậu, phải nói rõ điều này cho họ biết rõ để răn đe”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.