Tin tức » Tin trong nước
Đại sứ Đức thăm các dự án tại Đồng bằng sông Cửu Long
(11:38:08 AM 20/06/2013)Trong chuyến thăm 3 ngày tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bà Đại sứ Đức Frasch đã hoàn toàn bị thuyết phục về công tác triển khai những lĩnh vực trọng tâm của Hợp tác phát triển song phương– Môi trường/ Bảo vệ khí hậu và Đào tạo nghề- đã được Chính phủ hai nước thông qua năm 2011. Bà Đại sứ Frasch đã nói ’’Việc thiết lập đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước và là một tín hiệu của mối quan tâm tiếp tục hợp tác phát triển với cam kết hỗ trợ tài chính gia tăng từ hơn 20 năm nay“.
Thăm dự án tại Bạc Liêu
Từ việc bảo vệ rừng ngập mặn tại các vùng ven biển Việt Nam, xây dựng nhà máy xử lý nước thải đến soạn thảo chương trình đào tạo nghề, Hợp tác phát triển Đức-Việt đã hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh được phê duyệt năm 2012 trong những lĩnh vực Đào tạo nghề, Môi trường/ Bảo vệ khí hậu và Năng lượng.
Từ ngày 17 đến 19.06.2013, Bà Đại sứ Frasch đã đi thăm các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Đồng Nai để tận mắt thấy được những thành quả và thách thức của các dự án hợp tác kỹ thuật và tài chính song phương do Tổ chức GIZ và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) thực hiện dưới sự ủy quyền của Chính phủ CHLB Đức.
Thăm dự án tại Sóc Trăng
Tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, Bà Đại sứ đã tới thăm 2 dự án bảo vệ rừng ngập mặn tại các vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc chặt phá rừng. Lợi ích kinh tế trước mắt, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên và sự gia tăng về dân số đã dẫn đến một vòng luẩn quẩn là giảm nguồn thu nhập và tăng sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển. Những dự án thực hiện bằng nguồn kinh phí của Đức hỗ trợ Việt Nam trong việc thích ứng với sự biến đổi khí hậu thông qua khôi phục rừng ngập mặn để ngăn chặn sự xói mòn tại các vùng ven biển ở khu vực đồng bằng. Với nguồn kinh phí lên tới hơn 5,1 triệu Euro, Chính phủ Đức đã hỗ trợ công tác tư vấn cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam, công tác vận động sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý rừng, cũng như các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nâng cao cho các cơ quan địa phương và tổ chức các khóa tập huấn tại Sóc Trăng. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động dự án tại Bạc Liêu là 3,5 triệu Euro.
Sự kiện quan trọng của chuyến công tác là Đại sứ Frasch đã thăm và chính thức cắt băng khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng. Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng từ nguồn kinh phí đầu tư 5,1 triệu Euro hỗ trợ của Đức và là một phần của dự án tổng thể nhằm cải thiện việc quản lý nước tại đô thị. Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam áp dụng việc đưa hệ thống phí nước thải bù đắp được chi phí vận hành bảo dưỡng và đã được đánh giá rất cao. Với kinh phí hỗ trợ 12 triệu Euro của Đức, từ năm 2013 nhà máy xử lý nước thải này sẽ được mở rộng để trở nhà máy xử lý nước thải sinh học.
Cắt băng khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại Sóc Trăng
Trong chuyến thăm các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Đại sứ Frasch đã có các buổi gặp gỡ với đại diện của UBND tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu để trao đổi về những điều kiện khung cho việc hợp tác.
Kết thúc chuyến đi, Đoàn Đức đã tới thăm Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 tại tỉnh Đồng Nai. Với kinh phí hỗ trợ của Đức lên tới 16 triệu Euro, Trường được hỗ trợ để xây dựng thành Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao. Bà Đại sứ Frasch đã nói: ’’Từ những năm gần đây, Đào tạo nghề là một trong những trọng tâm của Hợp tác phát triển Đức-Việt và đã gặt hái được nhiều thành công thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vì các doanh nghiệp này tham gia rất tích cực trong việc tạo một chương trình đào tạo thực tiễn cho các sinh viên nghề“.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Đại sứ Frasch đã tìm hiểu về tình hình thực hiện dự án hải đăng của chương trình đối tác chiến lược 2011, đó là việc xây dựng đường tầu điện ngầm số 2. Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và các đoàn tầu do Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng đầu tư châu Âu và Chính phủ Đức đồng cung cấp tài chính.
Việt Nam luôn là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hợp tác phát triển Đức. Từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ trong lĩnh vực Hợp tác phát triển từ năm 1990 đến nay, Chính phủ Đức đã hỗ trợ Việt Nam nguồn kinh phí hơn 1,5 tỷ Euro. Cam kết mới cho năm 2012 và 2013 là gần 289 triệu Euro.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.