»

Chủ nhật, 24/11/2024, 17:32:28 PM (GMT+7)

Công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ

(13:14:47 PM 24/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4/2012), chiều 24/4, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức công bố xác lập 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

1- Nhà khoa học chuyển nhượng giống cây trồng có giá trị cao nhất

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm

 

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Nông nghiệp 1, nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, bà là tác giả của nhiều giống lúa mới của Việt Nam.

 

Làm nghiên cứu sinh tại Viên Nghiên cứu lúa của Liên Xô (1980-1984), rồi về công tác tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, bà vừa giảng dạy vừa nghiên cứu chọn tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt được mở rộng sản xuất (nếp thơm 44, 256, ĐH104). Năm 1993, bà dự khóa huấn luyện ngắn hạn (3 tháng) tại Trung tâm lúa lai Hồ Nam và được GS- Giám đốc Viên Long Bình, một nhà chọn giống lúa lai nổi tiếng giảng dạy nên đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới về lúa lai. Về nước, bà bắt đầu nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc các dòng bố mẹ để tạo giống lúa lai hai dòng. Tìm được một số dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ phù hợp với điều kiện Việt Nam, bà đã lai nhiều tổ hợp, đánh giá trên nhiều vùng và tuyển chọn được các giống lúa lai hai dòng mới: TH3-3 TH3-4, TH3-5, TH3-8, TH5-1, TH6-3, TH2-3, TH7-2, TH7-5 và lúa lai ba dòng mới: CT16

 

Tháng 3.2008, tên tuổi của bà được giới nghiên cứu khoa học và phương tiện truyền thông nhắc đến, do đã chuyển nhượng bản quyền giống TH3-4 với giá 700 triệu đồng cho Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. Đến đầu tháng 6.2008, bà gây một tiếng vang khác khi chuyển nhượng giống lúa lai dòng TH3-3 với giá 10 tỷ đồng cho Công ty TNHH Cường Tân (Nam Trực, Nam Định).

 

Đây là giống lai cho năng suất khá cao (6-7 tấn/ha), thích hợp với trồng trên đất ba vụ (hai vụ lúa, một vụ màu). TH3-3 chịu được mọi loại đất, mọi địa hình, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt…

 

2- Tác giả đăng ký quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật tạo hìnhnhiều nhất

 

 Ông Bùi Văn Ngọ năm nay 81 tuổi (sinh năm 1931) tại Sài Gòn, là hội viên Hội Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh nhưng tình yêu dành cho hội họa, cho mỹ thuật rất lớn. Cùng với công việc mưu sinh ông đã mày mò tự học hội họa từ khi còn trẻ. Năm 1984 đến nay ông đã vẽ khoảng 1.000 bức tranh.
 
Năm 1955, ông lập xưởng cơ khí mà hiện nay là Công ty TNHH cơ khí Công Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ. Cả 9 người con của ông tiếp tục quản lý công việc sản xuất và xuất khẩu những thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp sang nhiều nước trên thế giới.
 
Tuy không xuất thân từ một trường mỹ thuật nào nhưng số lượng sách và giáo trình tự chọn đã giúp ông làm việc một cách độc lập nhưng nghiêm túc và bài bản. Là người rất quan tâm đến quyền tác giả nên ông Bùi Văn Ngọ đã đăng ký với Cục Bản quyền tác giả các tác phẩm của mình. Đến nay (tháng 4.2012), ông được cấp 499 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả theo thể loại mỹ thuật tạo hình, như: Chân dung bà Bùi Văn Ngọ, Chân dung cô gái ở Long Sơn, Chân dung cô họa sĩ Quỳnh Dao 1, Hoa Cúc, Thu Hải đường Đà Lạt, Cảnh Hòn Chồng - Nha Trang, Cảnh phố hẻm Hải Thượng Lãng Ông Q5, Cảnh nhà thờ Huyện Sĩ TP. HCM, Cảnh quán cóc - Bãi Dâu Vũng Tàu, Rừng tràm Bình Châu, Nấu bánh Tét ăn tết, Cổ nhạc Nam Bộ, Mưa chiều trên sông Thu Bồn, Nấu dầu tràm… Danh mục này đã được tra cứu tại hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Bản quyền tác giả.      
 
3- Phú Quốc: Địa phương được cấp giấy chứng nhận GI’s (chỉ dẫn địa lý) đầu tiên tại Việt Nam
 
Từ trên 200 năm nay, người dân Phú Quốc đã biết khai thác nguồn lợi cá cơm vốn rất dồi dào ở vùng biển Kiên Giang. Cũng từ đó, nghề sản xuất nước mắm ở Phú Quốc đã được hình thành và phát triển. Cá đánh bắt được rửa sạch và loại bỏ tạp chất, rồi trộn ướp muối ngay khi cá còn tươi. Tất cả được đổ vào thùng gỗ, gài nén ủ chượp theo phương pháp sản xuất truyền thống, để đủ 12 tháng cho ra một sản phẩm nước mắm mà không thể lẫn lộn với bất cứ nơi nào.
 
Nước mắm được sản xuất ở Phú Quốc tuân theo các tiêu chuẩn và quy định cũng như yêu cầu về nguyên liệu, quy trình chế biến nhằm tạo nên chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm nước mắm mang tên gọi Phú Quốc. Vì vậy, việc tăng cường đoàn kết hợp tác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Vì từ đây, sẽ giúp những người sản xuất nước mắm trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; bảo vệ giữ gìn uy tín, danh tiếng và những giá trị truyền thống của nước mắm Phú Quốc.
 
4- Bình Thuận: Địa phương đầu tiên được cấp 2 giấy chứng nhận GI’s (chỉ dẫn địa lý) tại Việt Nam
 
Nghề sản xuất nước mắm đã tồn tại và phát triển với lịch sử hàng trăm năm ở Phan Thiết. Nhờ có các điều kiện tự nhiên đặc thù cùng với kỹ năng chế biến mà nước mắm Phan Thiết có những đặc trưng riêng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
 
Ngày 7.4.2004, Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận) đã đăng ký Đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết”cho sản phẩm nước mắm (số 6-2004-00001).
 
Theo đó, đặc trưng của nước mắm Phan Thiết gồm những yếu tố đặc thù chất lượng sản phẩm sau. Như về chỉ tiêu cảm quan gồm có màu sắc: màu vàng rơm hoặc vàng nâu. Mùi: mùi thơm đặc trưng của nước mắm Phan Thiết, không có mùi lạ. Vị: ngọt đậm của protein, hậu vị rõ. Độ trong: trong sánh. Về chỉ tiêu hóa học: hàm lượng đạm toàn phần không nhỏ hơn 15g/lít.
 
Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hóa với số đăng bạ: 00010 theo quyết định số 364/QĐ-SHTT ngày 30.5.2007.
 
Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết được đăng bạ và được bảo hộ vô thời hạn toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày ký. Với vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bao gồm các xã, phường thuộc thành phố Phan Thiết.
 
Chỉ những tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mới có quyền sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm. Đến ngày 20.4.2012, Sở Lhoa học và Công nghệ Bình Thuận đã trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết cho 43 tổ chức, cá nhân với tổng sản lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý hàng năm là 41.139.200 lít. 
 
Bình Thuận cũng được xem là “vương quốc” của quả thanh long do có diện tích trồng 18.600ha với sản lượng đạt trên 320.000 tấn (năm 2010). Đặc điểm của thanh long Bình Thuận là có vỏ dày, khi chin màu đỏ có độ bóng cao; tai quả dày, cứng, chân tai rộng. Về thịt quả: chắc giòn, có vị ngọt chua và mùi thơm đặc trưng, hạt nhỏ và ít. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g thịt quả như sau: protein 0,89g, sắt 3,07mg, magiê 31,61mg, canxi 17,42mg, vitamin C 0,34mg, vitamin B3 0,95mg/.
 
Ngày 15.11.2006, theo quyết định số 786/QĐ-SHTT, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp đăng bạ (số 0006) tên gọi xuất xứ hàng hóa “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long. Xác định loại trái cây này là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi cả nước.
 
5- Đắk Lắk: Địa phương đầu tiên có sản phẩm cà phê được cấp giấy chứng nhận GI’s (chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa)
 
 
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đăk Lăk được xem là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích trồng là 182.343ha chiếm 40% diện tích trồng cà phê của cả nước, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước.
 
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk hàng năm đạt trên 600 triệu USD chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, thị trường xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả về kinh tế của ngành cà phê Việt Nam nói chung, cà phê Đắk Lắk nói riêng, vì đây là một sản phẩm chủ lực và mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk.
 
Năm 2005 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lăk đã đăng ký đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê nhân với Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hóa có số đăng bạ: 00004 ngày 14.10.2005. Với khu vực địa lý gồm các huyện Cư M’gar, Ea H’Leo, Krông Ana, Krông Buk, Krông Năng, Krông Păk, thành phố Buôn Ma thuột.
 
Từ chứng nhận chỉ dẫn địa lý (GI’s) của Cục Sở hữu Trí Tuệ đã khẳng định thế mạnh sản phẩm cà phê nhân Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk. Cho thấy đây là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một địa phương cụ thể. Chỉ dẫn địa lý (GI’s) đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam và từ đây trở thành những nhãn hiệu mang tầm vóc toàn cầu.
 
6- Lạc Việt: Đơn vị có phần mềm từ điển điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam
 
Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt thành lập năm 1994, chuyên sáng tạo những sản phẩm công nghệ thông tin mới ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Một nhóm sản phẩm chủ lực của Lạc Việt thuộc Trung tâm nội dung, trong đó có Từ điển điện tử Lạc Việt mtd. Sau 17 năm phát triển, số lượng thiết bị có cài đặtmtd đã hơn 12.000.000 với hơn nửa triệu kích hoạt mới mỗi năm.
 
7- Maseco: Đơn vị đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc dưới hình thức karaoke nhiều nhất
 
Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) là doanh nghiệp thành lập theo quyết định số 971/QĐ8-TTg ngày 2.8.2001 của Thủ Tướng Chính Phủ. Nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng, Maseco đã tiến hành nghiên cứu, sản xuất đồng bộ cả máy và chương trình ca nhạc KaraOke gồm các loại đầu máy DVD, KaraOke vi tính, amply, loa, DVD player, Tivi LCD, microphone... Đây là sự kết hợp giữa kỹ thuật hòa âm Midi và âm thanh trung thực sống động. Tạo nên sự kết hợp đồng bộ, tương thích giữa công nghệ ghi âm hiện đại với phần mềm, phần cứng của từng dòng máy. Tất cả đều được trau chuốt công phu tạo nên đỉnh cao hiệu quả cảm thụ âm nhạc. Đây cũng chính là phần hồn của máy KaraOke và chỉ riêng có trong sản phẩm điện tử thương hiệu Arirang.
 
8- Đơn vị sở hữu nhiều nhãn hiệu nước giải khát nhất
 
Tiền thân là nhà máy bia Bến Thành thành lập từ năm 1994, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP) đã vươn lên trở thành doanh nghiệp nước giải khát có quy mô lớn với những dòng sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe.
 
Tân Hiệp Phát đã đăng ký nhãn hiệu cho 73 loại sản phẩm nước uống (trong đó nhãn hiệu nước giải khát chiếm 90%) thuộc công ty ở phạm vi trong nước. Như Super nước uống tăng lực Energy Drink; Dr. Thanh Herbal, Tea; Soya Number sữa đậu nành tự nhiên; Không độ O 0 number 1 trà bí đao có lợi cho sức khỏe không chất bảo quản; Number 1 Vip cà phê sữa tỉnh táo để tập trung; Trà Barlay không độ có lợi cho sức khỏe giảm chất béo 2 lần sản phẩm của Number 1…
 
Những nhãn hiệu này trong đăng bạ quốc gia và được tra cứu trên hệ thống tra cứu Ipsea của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày 11.4.2012.
 
9- Đơn vị có phần mềm định vị dẫn đường được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực giao thông
 
 
Công ty TNHH Ứng dụng Bản Đồ Việt (Vietmap Co., Ltd) được thành lập vào năm 2006 bởi các chuyên gia có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực GIS (Geographic  Information System - hệ thống thông tin địa lý) và công nghệ thông tin. Hiện nay, Vietmap được biết đến như một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về bản đồ số, cung cấp các dịch vụ và giải pháp ứng dụng GIS. Vietmap cung cấp nhiều sản phẩm và giải pháp khác nhau phân loại cho hai nhóm đối tượng khách hàng là người tiêu dùng và doanh nghiệp.
 
10- Đơn vị có website nhạc đầu tiên mua bản quyền nhạc quốc tế
 
Công ty cổ phần NCT (NCT Corp.) thành lập ngày 1.3.2008. Tiền thân là website nhaccuatui.com đưa vào hoạt động và sử dụng ngày 5.8.2007. Mục tiêu ban đầu của nhaccuatui.com nhằm tạo ra một địa chỉ trực tuyến để cộng đồng những người yêu nhạc có một nơi lưu trữ các bài nhạc yêu thích.
 
Ngày 25.8.2011, công ty TNHH giái trí Sony Music Hồng Kông đồng ý cấp phép cho Công ty cổ phần NCT từ ngày 1.12.2011 đến 30.11.2013 có quyền phân phối dòng Digital đã được kiểm định.
 
Tiếp theo, ngày 20.9.2011, NCT Coporation và công ty TNHH Universal Music (Thái Lan) đồng ý ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm Digital. Theo hợp đồng, công ty TNHH Universal Music cấp giấy phép NCT Coporation có quyền sử dụng sản phẩm từ ngày 1.9.2011 đến 31.8.2013. 

Các kỷ lục được chính thức công bố vào ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2012. Lễ trao giấy xác lập và biểu tượng lưu niệm kỷ lục cho các đơn vị sở hữu kỷ lục nói trên sẽ được tổ chức vào ngày 26/5/2012, trong chương trình Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 22

TMT (Nguồn ảnh: Vietbooks)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI