Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 20/01/2025, 22:34:01 PM (GMT+7)
Coi thường dịch cúm gia cầm
(08:12:38 AM 02/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương và các cơ quan chức năng liên quan phải vào cuộc phòng chống dịch cúm gia cầm với tinh thần chủ động, nhanh chóng nhưng ngay tại thủ đô Hà Nội, dịch vẫn xảy ra, hàng ngàn con vịt bị chết nhưng chính quyền địa phương vẫn nói “không biết”.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
“Không biết”
Khi chúng tôi về xã Phượng Dực, thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Nội) để tìm hiểu về thông tin hàng ngàn con vịt ở đây vừa chết do nhiễm dịch, anh Nguyễn Trọng Túc ở thôn Đồng Tiến khẳng định anh và em trai Nguyễn Trọng Cường (ở cùng thôn) vừa thiệt hại gần 300 triệu đồng do dịch cúm H5N1 làm chết toàn bộ đàn vịt gần 1,2 vạn con. Theo đó, vào giữa tháng 2-2012, đàn vịt có dấu hiệu ốm chết rải rác, anh Túc đã gọi điện báo cán bộ thú y xã là anh Doãn Văn Huy về tình trạng vịt ốm chết và được cán bộ Huy trả lời rằng: “Không có hỗ trợ gì đâu, tự gia đình anh giải quyết thôi”.
Người dân vẫn vô tư buôn bán gia cầm
Anh Túc bức xúc cho biết, chính vì vậy trong các ngày liên tiếp, vịt của gia đình anh tiếp tục chết hàng loạt, lên tới hàng ngàn con. Anh Túc thừa nhận: “Vì xót của, vì sự thờ ơ của cán bộ thú y xã, tôi đã bỏ gia cầm chết dịch vào bao tải rồi chở ra sông Nhuệ vứt. Tôi biết làm vậy là không đúng”. 5 ngày sau, đến lúc đàn vịt chết hơn 5.000 con, anh Túc sốt ruột lên UBND xã báo cáo, đề nghị địa phương tìm cách giải quyết. Đến lúc này, cơ quan chức năng mới vào cuộc, xét nghiệm, kiểm đếm thì lượng vịt được hỗ trợ nhà anh chỉ còn gần 3.000 con. “Cả đàn vịt 8.800 con với số tiền vốn, tiền cám lên tới gần 270 triệu đồng bỗng chốc tay trắng”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Phượng Dực cho biết, vào ngày 21 và 22-2 vừa qua, lực lượng thú y huyện có phối hợp với địa phương tiêu hủy gần 3.000 con vịt của hộ anh Túc. Song đến nay, đàn vịt bị ốm chết vì bệnh gì cũng chưa biết, nên chính quyền địa phương chưa công bố rộng rãi đến bà con trong xã cũng như chưa lập trạm gác chốt kiểm dịch.
Ông Thùy cũng thừa nhận Phượng Dực là một trong những xã chăn nuôi lớn trên địa bàn Hà Nội, với lượng gia cầm lên tới hơn 20 vạn con. Trong khi đó, anh Túc cho biết, ngay sau khi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương có kết quả trả lời đàn vịt nhà anh dương tính với cúm A/H5N1, UBND xã đã có cuộc họp tại trụ sở ủy ban thông báo cho gia đình anh biết để phối hợp tiêu hủy.
Coi thường dịch bệnh
Như vậy, sự thờ ơ, coi thường dịch bệnh của chính quyền xã Phượng Dực và lực lượng cán bộ thú y cơ sở là không thể chấp nhận được. Không chỉ Phượng Dực, ngay trên địa bàn huyện Phú Xuyên hiện cũng còn nhiều nơi lơ là công tác phòng dịch, tiêu biểu ở xã Đại Xuyên, một trong những nơi cung cấp lượng con giống gia cầm lớn nhất nhì cả nước.
Từ Phượng Dực, chúng tôi tìm sang Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Dọc đường, mọc lên hàng chục lò ấp nở trứng gia cầm tư nhân. Theo một chủ ấp gia cầm tại đây, mỗi ngày lò ấp của anh có thể cung cấp từ 1.000 - 10.000 con giống các loại. Trứng được thu mua từ khắp các địa phương. Bên cạnh đó, người dân Đại Xuyên cũng thu mua cả gà, vịt, ngan giống của Trung Quốc về đây tập kết, rồi từ đây con giống lại được chở đi tiêu thụ khắp nơi.
Lo ngại về việc buông lỏng kiểm soát nguồn gốc giống gia cầm tại đây, ông Nguyễn Đức Trọng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, cho biết trên địa bàn xã Đại Xuyên có khoảng trên 100 trại ấp trứng gia cầm tư nhân, mỗi tuần xuất đi từ 500.000 - 1 triệu con giống. Trong khi đó, lượng giống trung tâm xuất đi mỗi tuần chỉ đạt 2.000 - 30.000 con.
Trao đổi với chúng tôi về tình hình dịch bệnh ở xã Phượng Dực cũng như nguy cơ dịch bệnh lây lan trên địa bàn, ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, nói rằng: “Thông tin dịch cúm gia cầm ở Phượng Dực là không chính xác. Vừa rồi có thông tin lên Sở NN-PTNT, chúng tôi đã chỉ đạo, huyện đã lập đoàn xuống kiểm tra, sự việc được báo cáo không phải như thế. Những bao tải vứt trên sông chứa rác thôi, không phải vịt. Huyện Phú Xuyên cũng làm rất quyết liệt. Chúng tôi cũng đã thành lập 4 đoàn đi kiểm tra tình hình tại các quận, huyện trên địa bàn”.
Trong khi đó, người dân vẫn khẳng định tình trạng gia cầm, thủy cầm chết do dịch là có thật.
Miền Trung: Cúm gia cầm diễn biến phức tạp
Chiều 1-3, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trên địa bàn tỉnh này vừa phát sinh thêm 3 xã mới bùng phát ổ dịch cúm gia cầm H5N1 là xã Cẩm Huy, Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên) và xã Hương Long (huyện Hương Khê) khiến gần 3.000 con gia cầm (gà, vịt, ngan, chim bồ câu) bị nhiễm dịch chết và tiêu hủy. Như vậy, từ ngày 8-2 cho đến nay, tỉnh Hà Tĩnh có 3 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên và Hương Khê bùng phát ổ dịch cúm gia cầm, khiến tổng cộng 13.370 con gia cầm của 32 hộ, 14 thôn, 8 xã bị ốm, chết và tiêu hủy.
Tại Quảng Trị đến ngày 1-3, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 9 xã, phường của 4 địa phương của tỉnh Quảng Trị gồm huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và thị xã Quảng Trị với tổng số gia cầm bệnh, chết và tiêu hủy là 10.176 con.
Đến ngày 1-3, ngành Thú y tỉnh Quảng Nam đã tiêm được 470 ngàn liều vaccine cúm H5N1 cho đàn gia cầm, trên tổng số 500 ngàn liều vaccine được trung ương hỗ trợ. Trước đó, ngày 29-2, UBND tỉnh Quảng Nam chính thức công bố dịch cúm gia cầm H5N1 tại xã Điện Phương (huyện Điện Bàn) và xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc).
Nhóm PV
Văn Nguyễn (SGGP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.