Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 24/11/2024, 01:00:01 AM (GMT+7)
Chủ tịch Quốc hội làm việc ở An Giang về Tam nông
(20:35:53 PM 26/08/2013)(Tin Môi Trường) - Thực hiện Chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 26/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm và làm việc tại tỉnh An Giang.
>> Bắt chủ tịch tỉnh An Giang liên quan đường dây khai thác cát lậu lớn nhất tỉnh >> 256 ha rừng tràm ở An Giang thành khu du lịch sinh thái >> Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi ở An Giang >> Vinamilk nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển tam nông bền vững >> Sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ “xóa sổ” làng hoa An Thạnh, An Giang
Cùng đi có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đã làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh An Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận và đánh giá cao thành tích đạt được cũng như tầm quan trọng của mũi nhọn kinh tế nông nghiệp An Giang, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đánh giá chung việc thực hiện Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, sau 5 năm triển khai, ngoài lợi ích kinh tế, Nghị quyết đã tạo dựng không khí phấn khởi, tinh thần lao động hăng say của các tầng lớp nhân dân với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó, đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nền sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân.
Kết quả này đem lại niềm tin vững chắc để toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X trong thời gian tới; không ngừng nâng cao đời sống người nông dân đóng góp mạnh mẽ vào phát triển kinh tế của đất nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bày tỏ hài lòng với chất lượng công tác tổ chức sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) của An Giang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc sơ kết thực hiện Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt nhằm hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, trên cơ sở bài học kinh nghiệm của mình, An Giang tích cực góp ý vào việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết, tiếp tục khẳng định quyết tâm không ngừng phát triển diện mạo khu vực nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững, cải thiện cuộc sống người nông dân.
Lưu ý An Giang về những việc cần tập trung nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tam nông, Chủ tịch Quốc hội đề nghị An Giang làm tốt công tác quy hoạch sản phẩm, quy hoạch sản xuất, phát huy mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người nông dân. Đi đôi với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị cao; đặc biệt, cần chú trọng việc áp dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hiệu quả từ thành tựu khoa học trong sản xuất sẽ đảm bảo nâng cao năng suất, tiết kiệm sức lao động cho người nông dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là những ngành nghề phục vụ trực tiếp đời sống, lao động, sản xuất của người nông dân với nhiều hình thức, kể cả đào tạo tại ruộng, tại nơi sản xuất…góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội và cung cấp nguồn lực cho địa phương.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích, nhất là việc đạt các chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới.
An Giang là được xem là vựa lúa của cả nước với diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80% (297.000ha) và trên 63% dân số là lao động nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa (X), cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến tích cực. GDP bình quân đầu người ước năm 2013 đạt hơn 36 triệu đồng (tăng gần 20 triệu đồng so với năm 2008); tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn giai đoạn 2011-2013 tăng 16,5% nhờ “bệ đỡ” của nền nông nghiệp.
An Giang cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước có 100% số xã hoàn thành công tác lập đề án và 2 quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, được trung ương chọn là 1 trong 5 tỉnh làm điểm để tập trung chỉ đạo triển khai. Tỉnh cũng đã huy động xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2013) trên 4.000 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp khoảng 300 tỷ đồng.
Ưu điểm dễ nhận thấy trong thực hiện chương trình quy mô này tại An Giang là xuất hiện nhiều mô hình hay trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa nông dân và doanh nghiệp. Điển hình như mô hình “Cánh đồng mẫu lớn ” với 9 doanh nghiệp tham gia. Đây được xem là mô hình thành công nhất trong các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp đang thực hiện trên địa bàn.
Diện tích ứng dụng theo mô hình này ngày càng được nhân rộng từ 6.650ha năm 2011 đến 2013 đạt 32.000-40.000ha. Kết quả nổi bật mà mô hình này mang lại là giúp nông dân giảm giá thành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nông dân có quyền tự quyết về thời điểm, giá cả bán sản phẩm do mình làm ra.
“Cánh đồng mẫu lớn” cũng đã khuyến khích nảy sinh thêm mối liên kết tham gia vào từng khâu sản xuất, tạo việc làm cho các tổ hợp tác, hợp tác xã. Song, khó khăn khi áp dụng mô hình này ở An Giang là từ khi hình thành đến nay, do chưa được hưởng bất kỳ chính sách nào nên khả năng nhân rộng “Cánh đồng mẫu lớn” là rất khó khăn.
Quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), thực hiện xây dựng nông thôn mới ở An Giang cũng bộc lộ khá nhiều bất cập: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển nhưng thiếu ổn định, bền vững; năng suất, sản lượng không ngừng nâng lên nhưng giá thành sản xuất còn cao; ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ, mẫu mã, sức cạnh tranh kém; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nhìn chung thấp, chất lượng chưa cao; nông thôn tuy phát triển nhưng còn nhiều tiêu chí chưa đạt, đời sống người dân còn khó khăn.
Kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung những văn bản liên quan đến chính sách đối với “Cánh đồng mẫu lớn”, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh đề nghị Trung ương xem xét, miễn 100% tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp phục vụ xây dựng cụm dịch vụ lúa gạo đồng bộ; hỗ trợ 100% chi phí lưu kho tại doanh nghiệp cho người nông dân (ít nhất 3 tháng) để chờ thời điểm giá tốt của thị trường; xây dựng Quỹ bình ổn giá lúa hoặc nông sản, thủy sản để điều phối hàng hóa…
Góp ý với An Giang để nâng cao hơn nữa đời sống người nông dân, các thành viên của Ban Chỉ đạo của Trung ương đề nghị tỉnh cần lưu ý tầm nhìn xa trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó có tính đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giải phóng sức sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.
Về “Cánh đồng mẫu lớn,” Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ đã nghiên cứu, tổng kết và chuẩn bị ban hành chính sách khuyến khích đặc biệt để xây dựng mô hình này với nhiều loại hình cây trồng, vật nuôi, áp dụng trên toàn quốc.
Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã đến thăm dây chuyền công nghệ thu gom, dự trữ, chế biến, sản xuất, đóng gói lúa gạo tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lương thực Thoại Sơn (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang), thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.
Đây là đơn vị thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn” với mô hình chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững giữa người nông dân và doanh nghiệp theo quy trình khép kín. Người nông dân được hỗ trợ về giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, lưu kho, dịch vụ nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ nông sản, qua đó đã cơ bản giải quyết được bài toán “trúng mùa, rớt giá”, tạo ra hướng phát triển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác cũng đã thăm và làm việc với cấp ủy, chính quyền và gặp gỡ những nông dân tiêu biểu huyện Thoại Sơn.
Tại đây, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người nông dân đang được triển khai trên địa bàn, đề nghị, tỉnh và huyện cần chú trọng hơn nữa đến việc chuyển đổi diện tích nông nghiệp để nhân rộng mô hình hiệu quả này .
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.