Tin tức » Tin trong nước
Thứ tư, 22/01/2025, 05:15:18 AM (GMT+7)
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cam kết không có hành động ở Đồng Tâm
(20:26:56 PM 20/04/2017)(Tin Môi Trường) - Tối 20-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Hà Nội đã ra quyết định thanh tra lại toàn bộ vấn đề đất đai, đồng thời cam kết không có hành động nào ở xã Đồng Tâm.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mong bà con xã Đồng Tâm tin tưởng và cam kết không có hành động nào
Đúng 18 giờ 55 ngày 20-4, tại trụ sở Huyện uỷ huyện Mỹ Đức, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đại diện nhiều cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đã gặp mặt báo chí.
Tham dự cuộc gặp mặt cùng Chủ tịch UBND TP Hà Nội có ông Đỗ Đăn Đương, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội; ông Thái Thăng Long, Phó Cục trưởng Cục C1, Thanh tra Chính phủ; Đại tá Nguyễn Hữu Sự, Cục Điều tra Hình sự, Bộ Công an… Ông Phạm Học Sỹ, Phó Chủ tịch UBND Xã Đồng Tâm, đại diện cho chính quyền xã Đồng Tâm tại cuộc gặp.
Ông Phạm Học Sỹ bày tỏ mong muốn được ổn định tình hình trên địa bàn đang có diễn phức tạp trong nhiều ngày qua. Đại diện xã Đồng Tâm ngày 17-4 đã gặp người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm); vào trực tiếp nơi giữ cán bộ, chiến sĩ và thuyết phục bà con việc làm này là không đúng pháp luật và gây mất ổn định tình hình địa phương. Những chỉ có 18 người được thả vào ngày 17-4.
Theo ông Sỹ, tình hình xã Đồng Tâm hiện nay người dân thôn Hoành không tin cán bộ xã và họ muốn lãnh đạo cấp cao về đối thoại. “Người dân muốn làm rõ đất nông nghiệp hay đất quốc phòng, họ vẫn hoang mang muốn được cơ quan chức năng về làm rõ cho dân”-ông Sỹ nói.
Sau khi có ý kiến phát biểu của đại diện xã, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết sẽ tiếp tục đối thoại với bà con. Đồng thời cho biết ngày 20-4, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thanh tra số 1121 thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình sử dụng đất khu vực sân bay Miếu Môn, Hoài Đức, Hà Nội.
Chủ tịch UBD TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện các cơ quan chức năng tại cuộc gặp gỡ báo chí
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết đến thời điểm này bà con xã Đồng Tâm chưa tới đối thoại nhưng ông tiếp tục săn sàng đợi bà con tới đối thoại.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ trưa ngày 15-4, một số bà con xã Đồng Tâm đã có bắt giữ một số cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội, Công an Huyện Mỹ Đức, Ban Dân vận huyện Mỹ Đức… Sau đó, đại diện TP Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã tuyên truyền, vận động nên đến tối 17-4, người dân đã thả 18 cán bộ, chiến sĩ và hiện còn giữ 20 cán bộ, chiến sĩ.
Ông Nguyễn Đức Chung mong muốn qua đại diện của xã Đồng Tâm gửi đến bà con xã Đồng Tâm là trực tiếp ông sẽ đối thoại với người dân xã Đồng Tâm và cuộc chờ đối thoại hôm nay (20-4) do không diễn ra nên phải chờ một cuộc đối thoại chính thức trong thời gian sớm nhất, có thể ngay trong ngày 21 hoặc 22-4.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị đại diện xã Đồng Tâm về nói với người dân trong xã chuẩn bị thành phần tham dự buổi đối thoại. Đặc biệt về tất cả các kiến nghị, đề nghị, mong muốn của người dân mà cụ thể là đất Đồng Sênh nằm trong khu vực sân bay Miếu Môn (Mỹ Đức, Hà Nội), thì ngày 20-4, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thanh tra số 1121 thanh tra toàn diện qúa trình quản lý, sử dụng và quá trình xử lý khiếu kiện liên quan đến đất đại khu vực. “Kết quả thanh tra sẽ có sau 45 ngày kể từ ngày quyết định ban hành”-ông Chung khẳng định.
“Đoàn thanh tra sẽ lắng nghe, tiếp thu, tiếp nhận những kiến nghị của bà con xã Đồng Tâm, trên cơ sở tài liệu đã có và bà con cung cấp để có kết luận đúng nhất. Giải quyết thoả đáng nhất tâm tư, nguyện vọng của bà con”- ông Chung khẳng định.
Sai phạm đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức đã có thanh tra và kết luận, song tới đây TP Hà Nội sẽ trực tiếp thanh kiểm tra xử lý vấn để quản lý, sử dụng đất đai ở Đồng Tâm và xử lý nghiêm sai phạm.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng nêu việc bà con Đồng Tâm lập rào, dựng vật cản trên đường vào làng sẽ gây nguy hiểm cho chính bà con, nhất là các cháu nhỏ. “Tôi nắm được là chính bà con ở Đồng Tâm cũng rất lo lắng về việc dựng rào, vật cản. Bà con nên tin chúng tôi vì từ ngày 15 đến 17-4, bà con đã nhận thức ra việc làm của mình mà cụ thể đã thả 18 cán bộ, chiến sĩ. Vì thế, bà con cần sớm dẹp bỏ toàn bộ vật cản trên đường vào làng và sớm thả nốt cán bộ, chiến sĩ. Chiến sĩ đi làm nhiệm vụ chỉ có bảo vệ dân chẳng ai đi đàn áp dân. Thực tế, số cán bộ, chiến sĩ này cũng là từ nhân dân mà ra, thậm chí có họ hàng với người dân Đồng Tâm”- ông Chung chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Chung thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội ghi nhận từ ngày 15-4 đến nay, bà con Đồng Tâm đã nấu cơm, cho chiến sĩ tắm giặt còn mua quần áo cho anh em. “Ngay trên đất Đồng Sênh, bà con cũng ghi “sống và làm việc theo pháp luật”. Nên đề nghị đại diện chính quyền xã có mặt ở đây về truyên truyền bà con thực hiện đúng”- ông Chung nhắn nhủ.
Một vấn đề nữa mà người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội gửi đến bà con Đồng Tâm là gần đây có một số đối tượng mà ngay trong xã cũng có 143 người từng có tiền án, tiền sự, nghiện hút ma tuý hay mắc HIV. Vì vậy, đề nghị đại diện xã Đồng Tâm về tuyên truyền bà con giải thích và giám sát số con em mình không có những việc làm gây ảnh hưởng chung.
Còn về các thành phần nơi khác đến có thể gây lo lắng cho bà con Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã mời Cục Điều tra Hình sự, Bộ Công an, Công an TP Hà Nội vào cuộc. “Chúng tôi cam kết với bà con là không thể có một thành phần nào có thể gây nguy hiểm cho bà con. Mong bà con sớm thả cán bộ, chiến sĩ về với gia đình”-Chủ tịch UBND TP Hà Nội hứa.
Để thực thi quyết định thanh tra, ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã yêu cầu Tập đoàn Viettel tạm dừng việc thi công. “Tôi cũng đã nói chuyện với một số cán bộ lão thành và các cụ cao tuổi trong xã Đồng Tâm là TP Hà Nội sẽ giữ nguyên hiện trạng để phục vụ đoàn thanh tra. Có tài liệu nào thì bà con cung cấp cho đoàn thanh tra và có tâm tư nguyện vọng của mình để đoàn thanh tra tiến hành khách quan, trung thực nhất”-ông Chung nói.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong quá trình 4 năm qua, những kiến nghị của bà con Đồng Tâm cũng đã được giải quyết. Tuy nhiên, là cấp cơ sở có những việc kiểm tra, xử lý chưa được kịp thời và kết luận kiểm tra, xử lý chưa được khách quan. Lần này, TP Hà Nội sẽ thanh tra toàn diện và xử lý toàn bộ kiến nghị của bà con.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, thời gian qua, đã tiến hành xử lý theo quy định pháp luật 3 người và cam kết sẽ xử nghiêm. Đáng chú ý, theo ông Chung, thời gian qua ông đã có đối thoại với một nhóm người dân ở xã Đồng Tâm và sẽ tiếp tục cộng tác đối thoại để bà con sớm trả cho cán bộ, chiến sĩ về nhà, không nên kéo dài. “Bà con những ngày qua cứ băn khoăn ban đêm sẽ có lực lượng công an tấn công vào thôn. Tôi đang sống trong một nhà nước có chế độ tôn trọng người dân và cá nhân tôi và TP Hà Nội cam kết với bà con là sẽ không có chuyện này xảy ra. Tuy nhiên, việc gì cũng có giới hạn. Đề nghị đại diện chính quyền xã Đồng Tâm về tuyên truyền để bà con hiểu chỉ trong 1-2 ngày tới thả hết người”- ông Chung nói.
“Những thông tin vào giải cứu con tin là không đúng, chúng tôi đã cam kết với bà con không có hành động nào và bà con hãy tin chúng tôi. Đại diện xã Đồng Tâm về tuyên truyền bà con để thống nhất địa điểm để đối thoại với bà con”- ôn Chung nói.
Đại diện cho chính quyền xã Đồng Tâm, ông Phạm Hồng Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, sự việc xảy ra ở địa phương trong thời gian qua là rất nghiêm trọng. Hiện vẫn còn 19 cán bộ chiến sỹ, công an còn bị giam giữ trong đó. Diễn biến trên là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, sinh hoạt trên địa phương. Các khu cực cổng làng, trục chính hịên người dân đã dùng các vật để cản trở gây khó khăn cho việc đi lại.
“Hiện chúng tôi mong muốn các cơ quan Trung ương và TP có biện pháp để thuyết phục được người dân thả toàn bộ các cán bộ, chiến sĩ đang bị giam giữ tại nhà văn hoá một cách trái pháp luật. Đây là mong muốn lớn nhất của cán bộ xã chúng tôi hiện nay. Những ngày vừa qua, có cử các đồng chí đại diện xã để vào các khu vực giam giữ cán bộ, chiến sĩ. Chúng tôi cũng đã gặp gỡ trao đổi với các bác cán bộ, đảng viên, nhân dân trong khu vực có giam giữ cán bộ, chiến sĩ để vận động thuyết phục mọi người rằng việc giam giữ như trên là không đúng pháp luật. Cần sớm trả lại tự do cho các cán bộ, chiến sĩ để ổn định lại tình hình địa phương”-ông Sỹ nói.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 18 cán bộ, chiến sĩ được thả. Hiện vẫn còn một số cán bộ, chiến sĩ chưa được thả. Hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay là không điều hành được mọi việc vì dân không nghe, không tin. “Chúng tôi mong muốn Trung ương và TP về để chỉ đạo giải quyết tình hình”-ông Sỹ bày tỏ.
Dẫn đến tình trạng vừa rồi, theo ông Sỹ, là do người dân có đơn đề nghị khu vực đất sân bay Miếu Môn mà Bộ Quốc phòng giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Người dân nói rằng đó là đất nông nghiệp thuộc xã Đồng Tâm. Chính quyền xã đã căn cứ vào các văn bản của nhà nước, của TP để tuyên truyền giải thích nhưng người dân vẫn không tin đó là đất Quốc phòng. Vì thế, chúng tôi đề nghị các cấp làm rõ và công khai rõ đó là đất quốc phòng hay là đất nông nghiệp. Có như thế thì những người dân mới nhận thức ra được là những hành động vừa rồi là sai. Vì đa số người dân vừa rồi vẫn tin đó là đất nông nghiệp cho nên mới cho rằng việc thực hịên những bước như vừa qua là sai”-ông Sỹ trình bày.
Theo ông Sỹ, cần làm sáng rõ đất trên là đất nông nghiệp hay quốc phòng thì những người khác mới biết được, còn đa số hiện nay vẫn là hoang mang, chưa biết rõ nguồn gốc đất.
Một người đại diện khác của xã Đồng Tâm cũng cho biết diễn biến tình hình là phức tạp. Hiện nay nhân dân và các cơ quan, đơn vị trong xã đều chỉ mong muốn Trung ương, TP trực tiếp về địa phương để đối thoại, làm rõ nguồn gốc đất tại khu vực trên.
(Theo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.