Tin tức » Tin trong nước
Chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3
(15:07:04 PM 16/09/2014)Ảnh: TL
Cho đến trưa 16/9, tỉnh đã di dời xong gần 1.600 lao động canh ngao ngoài bãi triều, hơn 1.310 người lao động tại các đầm nuôi thủy hải sản, gần 4.300 người sống ngoài đê chính và hơn 2.000 người sống trong các nhà yếu, không đảm bảo an toàn đến nơi ở chắc chắn trong đê, an toàn.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Binh, tỉnh đã họp Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương, triển khai những nhiệm vụ cấp bách nhằm chủ động, ứng phó với bão số 3. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp đã chia thành từng tổ đến các hộ dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức, đôn đốc các hộ chủ động nhiều biện pháp phòng chống bão. Chính quyền các địa phương kết hợp với các Đồn Biên phòng đôn đốc các tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú bão; phối hợp với lực lực công an xã rà soát, kiểm đếm những hộ dân có người đi biển để thông tin, kêu gọi vào đất liền. Hiện t oàn tỉnh Thái Bình chỉ còn số ít phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản với hơn 40 lao động chưa cập bến bãi và đang trên đường di chuyển vào đất liền.
* Tính đến trưa 16/9, tỉnh Ninh Bình đã kêu gọi 86 tàu và 205 ngư dân về nơi an toàn; ngăn chặn 13 phương tiện cùng 27 thuyền viên không cho ra khơi. Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3, địa phương đã thực hiện cấm biển, tạm dừng hoạt động các tuyến đò ngang cho đến khi bão tan, đồng thời thông báo cho 43 tàu và 91 ngư dân đang hoạt động tại khu vực ven biển từ Nam Định đến Thanh Hóa chưa kịp vào bờ chủ động tìm nơi trú ẩn an toàn, thành lập các đoàn kiểm tra xuống địa bàn cùng nhân dân phòng, chống bão. Tỉnh bố trí lực lượng trực ban 24/24 giờ để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Đối với 361 lao động ở 274 chòi nuôi ngao ngoài đê biển Bình Minh III và 998 hộ với 1.277 nhân khẩu nuôi trồng thủy sản từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III, huyện Kim Sơn đã có phương án di dân vào đất liền xong trước 17 giờ ngày 16/9. Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tiến hành chặt tỉa cành cây, hướng dẫn nhân dân chằng, chống nhà cửa, sơ tán dân ở vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đến nơi an toàn; tập trung thu hoạch lúa, hoa màu; chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng; bố trí lực lượng kiểm tra đảm bảo an toàn tại các tuyến đê xung yếu, hồ đập và các công trình đang thi công.
* Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ quan ban ngành, chức năng khẩn trương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó bão số 3. Theo đó, cần bảo đảm an toàn đê điều theo cấp báo động; tăng cường tuần tra canh gác, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư phương tiện sẵn sàng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu các sự cố đê khi vừa mới phát sinh. Các đơn vị kiểm tra, quản lý chặt chẽ và hướng dẫn giao thông ở các bến đò, ngầm qua sông suối; kiên quyết không cho phương tiện hoạt động nếu không đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho hành khách. Tỉnh chỉ đạo sơ tán dân ra khỏi vùng trũng, thấp, ven sông suối, khu vực ngoài bãi sông và khu vực vùng núi có nguy cơ sạt lở đất. Tỉnh tiếp tục kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi trọng điểm, nhất là các hồ chứa nước, kênh tiêu xung yếu đang được xử lý cấp bách; đối với các hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn phải tổ chức lực lượng tại công trình, xây dựng và chuẩn bị phương án xả lũ khẩn cấp...
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải duy trì, tổ chức lực lượng để ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm soát việc vận hành các hồ chứa, chủ động bơm tiêu nước đệm, cũng như thông báo cho các chủ đầu và đơn vị có công trình đang thi công gần sông, chủ phương tiện vận tải đường thủy biết thông tin để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và phương tiện...
* Trưa 16/9 toàn bộ lao động và tàu thuyền của Hải Phòng đã vào nơi tránh bão an toàn. Hiện các lực lượng thường trực cùng vật tư, trang thiết bị phòng chống bão số 3 đã được triển khai sẵn sàng.
Để sẵn sàng đối phó với bão, các ngành, các địa phương, đơn vị và lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể bố trí gần 40.000 người trong lực lượng xung kích hộ đê, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó lực lượng do Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng là 8.000 người; 320 xe ôtô các loại, 43 tàu và xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp. Lực lượng do Bộ đội Biên phòng đảm nhiệm và hiệp đồng là 225 người; 13 tàu, 37 xuồng, 19 xe ôtô các loại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.