»

Thứ ba, 26/11/2024, 18:30:25 PM (GMT+7)

CHLB Đức hỗ trợ Tổng cục Năng lượng đầu tư điện sinh khối cho Việt Nam Tin mới nhất

(17:25:28 PM 14/08/2014)
(Tin Môi Trường) - CHLB Đức hỗ trợ tổng cục năng lượng xây dựng hướng dẫn đầu tư điện sinh khối cho Việt Nam.

Hôm nay (14/8), Dự án Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Tái tạo trong khuôn khổ Hợp tác phát triển Việt Nam – Đức (RESP)  phối hợp với Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo thuộc Tổng cục năng lượng tổ chức Hội thảo tham vấn về Hướng dẫn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam.

 
Hội thảo này là một hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Tái tạo do Bộ Môi trường, Bảo tồn tự nhiên, Xây dựng và An toàn hoạt nhân CHLB Đức (BMUB) tài trợ và đã được GIZ triển khai thực hiện tại Việt Nam với sự hợp tác của Tổng cục Năng lượng từ năm 2012 nhằm cải thiện Khung pháp lý cho năng lượng  sinh khối nối lưới ở Việt Nam tập trung vào năng lượng sinh khối, khí sinh học và chất thải rắn sinh hoạt.
  
Quyết định số 24/2014/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối Việt Nam hy vọng sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư công và tư trong lĩnh vực điện sinh khối ở Việt Nam. Tuy nhiên, các kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu chỉ có hỗ trợ giá FIT phù hợp và  các hỗ trợ khác về chính sách thì chưa đủ để tăng cường sản xuất điện từ sinh khối một cách bền vững. Một hướng dẫn rõ ràng về các thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép và đầu tư có thể giúp các nhà phát triển và đầu tư dự án giảm thiểu rủi ro đầu tư và từ đó thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sinh khối. 
 
Hội thảo tham vấn về Hướng dẫn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam tổ chức ngày 14/8/2014 tại Hà Nội
 
 
Hướng dẫn Đầu tư Điện sinh khối tại Việt Nam nêu rõ các thủ tục đầu tư Điện sinh khối bao gồm các bước chuẩn bị, xây dựng, vận hành phù hợp cho nhà máy điện sinh khối. Ngoài ra, Hướng dẫn cũng đưa ra khung thời gian, chi phí cũng như những hạn chế và rủi ro tiềm tàng trong mỗi bước. Hy vọng những nhận xét và thảo luận của các bên liên quan sẽ phản ánh thực trạng quá trình đầu tư vào ngành Điện Sinh khối ở Việt Nam và sau đó sẽ được phản ánh trong Hướng dẫn Đầu tư. 
  
Ông Werner Kossmann, Cố vấn trưởng kỹ thuật của Dự án RESP của GIZ cho biết “Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư vào điện sinh khối ở Việt Nam, từ đó đóng góp vào mục tiêu đặt ra trong Tổng sơ đồ quy hoạch điện quốc gia số 7 (NPDP7) về phát điện từ các nguồn sinh khối. Phát điện sinh khối là dạng công nghệ rất thân thiện với môi trường và có thể giúp  giải quyết các vấn đề về năng lượng ở Việt Nam đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải khí CO2”.
  
Là một nước có nền kinh tế chính là nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng  sinh khối lớn có thể khai thác để sản xuất năng lượng bao gồm điện. Theo các nghiên cứu, tổng phụ phẩm nông nghiệp năm 2010 khoảng 60 triệu tấn, trong đó khoảng 40 triệu tấn rạ,  8 triệu tấn trấu,  7.8 tấn bã mía và 10 triệu các loại phụ phẩm khác. Như được nêu trong NPDP7, tỷ lệ điện sinh khối dự kiến chiếm 0.6% và 1.1% tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 2030, với công suất lắp đặt tương ứng là 500MW and 2000MW. 
Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: CHLB Đức hỗ trợ Tổng cục Năng lượng đầu tư điện sinh khối cho Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam - năm 2024 đã tiến hành công bố kết quả và trao giải cuộc thi với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, khách mời và các tác giả đoạt giải cuộc thi.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI