Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 20/01/2025, 19:02:08 PM (GMT+7)
Chính thức trình Thủ tướng đề án Quốc hoa Việt Nam
(08:55:03 AM 04/02/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 3/2 cho biết Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án "Quốc hoa Việt Nam."
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024 >> Hội thảo "Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh" và công bố dự án "Việt Nam Xanh".
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Qua việc nghiên cứu về Quốc hoa nhiều nước trên thế giới, kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát, lấy ý kiến trên mạng Internet của các nhà văn hóa, khoa học, nhà quản lý và dư luận nhân dân về Quốc hoa của Việt Nam cho thấy Quốc hoa của Việt Nam phải là loài hoa thể hiện được nhiều tiêu chí.
Trước hết đó là loại hoa có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam. Là loài hoa tiêu biểu, dễ trồng, phát triển được ở nhiều vùng, miền đất nước.
Quốc hoa thể hiện được bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần con người Việt Nam; được sử dụng làm hình tượng trong văn học, nghệ thuật (trong văn thơ, truyền thuyết, lễ hội, trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc).
Quốc hoa còn phải đẹp về hình thức và màu sắc, có hương thơm; có giá trị sử dụng cao, mang lại lợi ích trong đời sống, kinh tế-xã hội. Quan trọng hơn cả là loài hoa đó được đông đảo người dân yêu thích, sử dụng và tôn vinh.
Trong năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức bình chọn trực tiếp "Quốc hoa Việt Nam" ở cả 3 miền.
Qua kết quả nghiên cứu, bình chọn trực tiếp và qua mạng, hoa sen luôn có tỷ lệ số phiếu được bình chọn cao nhất trong tất cả các loài hoa (đào, mai, gạo, cây tre…). Ở Việt Nam hoa sen không chỉ là loài hoa gần gũi, thân thiết mà còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết.
Sen có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho bản tính tự thích nghi, thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi hoàn cảnh của con người Việt Nam.
Từ bao đời nay hoa sen đã trở thành một hình tượng đặc biệt trong văn hóa người Việt Nam. Từ thời xa xưa biểu tượng hoa sen đã có trong văn học nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa ẩm thực, y học của người Việt Nam.
Trong các đề cử, hoa sen với những đặc tính sinh học, nét đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm, tính hữu dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam, từ lâu đời được đại đa số nhân dân Việt Nam yêu thích và tôn vinh, xứng đáng được tôn vinh là Quốc hoa Việt Nam. Cũng như Quốc ca và Quốc phục, Quốc hoa mang ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự tự hào của toàn dân tộc, khẳng định chủ quyền quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Theo đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ công bố Quốc hoa và Lễ hội Quốc hoa lần thứ I tại Hà Nội sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời xây dựng Quy chế sử dụng Quốc hoa Việt Nam sau khi Quốc hoa được công bố; tổ chức thi sáng tác logo biểu tượng Quốc hoa Việt Nam; hướng dẫn các địa phương thực hiện Quy chế sử dụng Quốc hoa Việt Nam; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động tôn vinh, quảng bá, giới thiệu Quốc hoa ở trong nước và quốc tế...
Trước hết đó là loại hoa có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam. Là loài hoa tiêu biểu, dễ trồng, phát triển được ở nhiều vùng, miền đất nước.
Quốc hoa thể hiện được bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần con người Việt Nam; được sử dụng làm hình tượng trong văn học, nghệ thuật (trong văn thơ, truyền thuyết, lễ hội, trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc).
Quốc hoa còn phải đẹp về hình thức và màu sắc, có hương thơm; có giá trị sử dụng cao, mang lại lợi ích trong đời sống, kinh tế-xã hội. Quan trọng hơn cả là loài hoa đó được đông đảo người dân yêu thích, sử dụng và tôn vinh.
Trong năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức bình chọn trực tiếp "Quốc hoa Việt Nam" ở cả 3 miền.
Qua kết quả nghiên cứu, bình chọn trực tiếp và qua mạng, hoa sen luôn có tỷ lệ số phiếu được bình chọn cao nhất trong tất cả các loài hoa (đào, mai, gạo, cây tre…). Ở Việt Nam hoa sen không chỉ là loài hoa gần gũi, thân thiết mà còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết.
Sen có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho bản tính tự thích nghi, thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi hoàn cảnh của con người Việt Nam.
Từ bao đời nay hoa sen đã trở thành một hình tượng đặc biệt trong văn hóa người Việt Nam. Từ thời xa xưa biểu tượng hoa sen đã có trong văn học nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa ẩm thực, y học của người Việt Nam.
Trong các đề cử, hoa sen với những đặc tính sinh học, nét đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm, tính hữu dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam, từ lâu đời được đại đa số nhân dân Việt Nam yêu thích và tôn vinh, xứng đáng được tôn vinh là Quốc hoa Việt Nam. Cũng như Quốc ca và Quốc phục, Quốc hoa mang ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự tự hào của toàn dân tộc, khẳng định chủ quyền quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Theo đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ công bố Quốc hoa và Lễ hội Quốc hoa lần thứ I tại Hà Nội sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời xây dựng Quy chế sử dụng Quốc hoa Việt Nam sau khi Quốc hoa được công bố; tổ chức thi sáng tác logo biểu tượng Quốc hoa Việt Nam; hướng dẫn các địa phương thực hiện Quy chế sử dụng Quốc hoa Việt Nam; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động tôn vinh, quảng bá, giới thiệu Quốc hoa ở trong nước và quốc tế...
Theo PV (TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bạn đọc về: Chính thức trình Thủ tướng đề án Quốc hoa Việt Nam
-
Binh Minh (08:59:17 AM 04/02/2012)Chưa cần thiết
Hãy tập trung mọi nỗ lực nâng cao đời sống cho dân trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì thiết thực hơn. Chuyện chọn Quốc hoa tôi thấy chưa cần thiết...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.