»

Chủ nhật, 24/11/2024, 00:02:03 AM (GMT+7)

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và quan trắc môi trường khu công nghiệp Tin ảnh

(17:19:49 PM 15/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Sáng 15/12, Tổng cục Môi trường phối hợp với Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án VIPMP tổ chức hội thảo về công tác quản lý và quan trắc môi trường khu công nghiệp (KCN). Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng tới dự và chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện của Ngân hàng Thế giới, đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Đồng Nai.
 
Ảnh minh họa
 
 
Mục tiêu của hội thảo nhằm đánh giá về thực trạng, đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất định hướng thời gian tới đối với các vấn đề về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường KCN; về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quan trắc môi trường khu công nghiệp; về đào tạo, tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ môi trường KCN...
 
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết vấn đề môi trường KCN đang đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà khoa học cần phải có các giải pháp, hành động kịp thời và thích đáng để giám sát, quản lý ô nhiễm môi trường KCN và bảo vệ môi trường các lưu vực sông.
Do đó, hội thảo sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý và quan trắc môi trường các KCN, góp phần rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường các KCN trong thời gian tới.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng còn cho biết Ngân hàng thế giới sẽ có hỗ trợ một khoản vốn vay cho Việt Nam trong khuôn khổ Dự án hợp tác  giữa Ngân hàng thế giới với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là việc quản lý ô nhiễm các KCN thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Nhuệ - Đáy.
 
Tính đến tháng 07/2011, cả nước có 260 KCN được thành lập tại 56 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 71.300 ha. Trong đó, 174 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất gần 57.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 60%. Các KCN chủ yếu tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm (phía Nam: 48%, phía Bắc: trên 20% và miền Trung: khoảng 10%), đặc biệt là ở các vùng đồng bằng.
 
Các KCN đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp, đòi hỏi phải được quan tâm, giải quyết kịp thời.
CT (Vea)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và quan trắc môi trường khu công nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI