»

Thứ hai, 20/01/2025, 10:27:03 AM (GMT+7)

Cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường

(21:46:55 PM 25/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đó là ý kiến đề nghị của các đại biểu nêu ra trong Hội thảo “Tham vấn các bên liên quan người thu gom và nhặt rác chính thức, hiện trạng và các vấn đề” do Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh và Enda Việt Nam (Tổ chức Hành động vì môi trường và phát triển) tổ chức ngày 25/11, tại TP. Hồ Chí Minh.

Cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường  -Ảnh minh họa

 

Theo bà Đinh Thị Lê Nga, đại diện nhóm nghiên cứu của Enda Việt Nam: Người thu gom rác dân lập tại TP. Hồ Chí Minh chủ yếu ở độ tuổi trung niên, trình độ văn hóa thấp, công việc nhặt rác và thu mua ve chai đa phần là nữ. Trong số đó 60% có hộ khẩu tại thành phố và KT3, còn lại là nhập cư. Người thu mua ve chai và nhặt rác đa phần thuê mướn nhà trọ. Thu nhập trung bình của mỗi người khoảng 2,6 triệu đồng/tháng; ngoài ra họ còn có thêm khoảng 1,2 triệu đồng/tháng tiền bán phế liệu, nâng tổng thu nhập gần 4 triệu đồng/người/tháng. Mỗi ngày họ làm việc 8 tiếng, không có ngày nghỉ, phương tiện chủ yếu là xe ba gác loại thùng 660 L, xe ba gác đạp và xe tải nhỏ. Người nhặt rác và thu mua ve chai thì chủ yếu dùng xe đạp.

Cũng theo bà Đinh Thị Lê Nga, vẫn còn 20% người thu gom rác chưa thường xuyên sử dụng trang bị bảo hộ lao động, đặc biệt là người làm thuê cho chủ đường dây rác. Người nhặt rác thường bị các bệnh sốt xuất huyết và cảm cúm, bệnh về da (52,1%), bệnh về phổi và phế quản (28,6%), ngoài ra còn gặp một số bệnh khác như đau lưng, nhức mỏi, tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Dễ mắc bệnh nghề nghiệp là vậy, nhưng hiện trên 80% người không có BHYT, đa số là vì không có tiền mua.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường vì mức thu này hiện ở mức từ 15.000-20.000 đồng/hộ/tháng là còn thấp. Số tiền này, người gom rác cũng chỉ được hưởng 5-10%. Chính quyền cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để người thu gom rác chuyển đổi phương tiện vận chuyển. Các chủ đường dây rác cần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong việc chấp hành quy định đổ rác từ giờ giấc, đến việc đóng phí…

Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng 3.000 người sống bằng nghề thu gom rác dân lập, tham gia gom khoảng 60% lượng rác thải mỗi ngày của thành phố. Hơn 50% trong số đó đã tham gia vào các tổ chức nghiệp đoàn, hợp tác xã. Mỗi ngày, thành phố có khoảng 7.000 tấn rác; bình quân hàng năm, thành phố chi 850 - 1.000 tỷ đồng cho công tác thu gom, xử lý rác thải.
 

Trần Xuân Tình
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI