Tin tức » Tin trong nước
Cà Mau: Sạt lở giữa mùa biển lặng
(21:11:38 PM 20/03/2012)Chỉ tay ra tít khơi xa, nơi có những con tàu đang đánh bắt thủy sản, ông Lê Văn Hào (62 tuổi) nói: “Nhà của qua trước đây ở đó. 18 tuổi qua lấy vợ rồi ra riêng cất nhà ở bìa rừng này, vậy mà bây giờ mất dấu luôn rồi”. Trong vòng 6 năm, ông đã dời nhà đến 3 lần. Lần gần đây nhất, ông dời tuốt vào đất liền cách bờ đến 30m nhưng cũng chẳng an tâm, bởi những rọ đá bờ kè nơi đây không đủ sức ngăn cản cơn thịnh nộ của biển.
Anh Ngô Minh Đua - 38 tuổi, về đây sinh sống 10 năm cũng “chạy biển” đến 3 lần - lắc đầu: “Đất lở nhanh thiệt đó, hồi nào cửa biển còn gần tưởng chừng như quơ tay là chạm đến. Lở ghê nhất là năm 2009, khi Nhà nước chưa làm cái kè rọ đá trước cửa này, trong một đêm mưa, sóng đánh sập vách nhà tôi, sáng ra thấy cái sân đất trước nhà bị biến mất”.
Kè rọ đá trước khu tái định cư Cái Cám cũng bị sạt lở đe doạ. Ảnh: Nhật Hồ |
Cái Cám có trên 200 hộ dân sinh sống, trong đó hầu hết đều dời nhà chạy lở ít nhất 1 lần. Năm nay, ngay mùa biển lặng, ít nhất có 4 hộ dân phải di dời khẩn cấp vì sạt lở đến hiên nhà.
Báo cáo của Trạm thủy lợi Phú Tân nêu rõ: “Sạt lở đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến 4 nhà dân, phải di dời đột xuất đi nơi khác - Có 7 hộ khác, với khoảng 20 nhân khẩu sinh sống tại cửa Cái Cám, do tình hình sạt lở rất nghiêm trọng nên phải liên tục dời nhà vào phía trong.
Về lâu dài sẽ tiếp tục ảnh hưởng đên 10 hộ dân, đe dọa mất thêm một diện tích đất rừng phòng hộ khoảng 30ha. Sạt lở còn ảnh hưởng gián tiếp đến hàng chục hộ dân sống trên tuyến kênh Cái Cám gần cửa biển. Các công trình đang bị sóng biển liếm tới là Trường Tiểu học Tân Nghiệp B, khu tái định cư Cái Cám...”.
Khu tái định cư Cái Cám có diện tích hơn 17ha, được quy hoạch để di dời 234 hộ dân ven rừng phòng hộ huyện Phú Tân. Trong lúc dự án chưa thực hiện xong, dân chưa được di dời thì vấn nạn sạt lở đã bắt đầu đe dọa. Ông Tô Quốc Nam - Phó GĐ Sở NNPTNT - cho biết: “Công trình bảo vệ bờ kè cửa biển Cái Cám được UBND tỉnh phê duyệt thuộc công trình hộ đê khẩn cấp trong toàn tuyến 4.600m đê biển Tây. UBND tỉnh đang bố trí vốn để triển khai dự án ”.
Làm việc với PV Lao Động, ông Dương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cho biết, đây là công trình khẩn cấp, sở dĩ chậm triển khai do UBND tỉnh đang cân nhắc áp dụng mô hình thí điểm kè chắn sóng tạo bãi bồi, vừa bảo vệ đê, vừa tạo bãi bồi trồng rừng phòng hộ. “Chúng tôi sẽ cho triển khai ngay lập tức dự án này , không đợi đến mùa mưa bão mới thực hiện” – ông Dũng nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.