Tin tức » Tin trong nước
Bình Định: Chặn dòng đợt 2 công trình đập dâng Văn Phong
(17:05:41 PM 11/01/2013)Công ty 47 đang thi công đập dâng Văn Phong- Ảnh báo Bình Định
Hợp phần khu tưới Văn Phong Dự án thủy lợi hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định, gồm công trình đập dâng Văn Phong và hệ thống kênh tưới Văn Phong, được Bộ NN&PTNT phê duyệt và điều chỉnh dự án đầu tư tại các Quyết định số 2869/QĐ-BNN-XD ngày 28/9/2007, số 3842/QĐ-BNN-XD ngày 04/12/2008 và số 1338/QĐ-BNN-XD ngày 14/5/2009. Tổng mức đầu tư toàn bộ hợp phần 1.478 tỷ đồng; trong đó riêng phần công trình đập dâng Văn Phong 598 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án là để giải quyết nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị xã hội và quốc phòng trong khu vực tỉnh Bình Định. Nhiệm vụ chính của Hợp phần là sử dụng nguồn nước hồ Định Bình để cấp nước tưới cho 12.655 ha đất canh tác; cấp nước ổn định tưới cho diện tích canh tác đã có hệ thống kênh dẫn Tân An - Đập Đá 15.515 ha; cấp nước cho dân sinh và chăn nuôi; kết hợp cải tạo môi trường trong khu vực và phát điện với công suất lắp máy 6MW.
Công trình đập dâng Văn Phong được Bộ NN&PTNT giao cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 làm chủ đầu tư. Nhà thầu thiết kế là Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP; nhà thầu thi công là Liên danh các nhà thầu Công ty Cổ phần xây dựng 47; Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 276; Công ty cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và môi trường; Công ty TNHH xây lắp công nghiệp Quảng Ngãi do Công ty cổ phần xây dựng 47 làm nhiệm vụ nhà thầu chính; cùng các nhà thầu tư vấn khác.
Công trình đập dâng Văn Phong là đập ngăn sông dạng trọng lực, kết cấu bê tông truyền thống, tổng chiều dài 564m, được bố trí gồm: phần đập không tràn ở hai bên bờ có cao trình đỉnh đập (31,70 ¸ 33.40m); đập tràn bố trí ở giữa sông kết hợp tràn xả sâu và tràn Piano ; trong đó: Tràn xả sâu gồm 10 khoang tràn có cửa bố trí giữa tuyến đập, cao trình ngưỡng tràn 20,0m; tràn Piano n ằm ở 2 hai bên tràn xả sâu với hình thức tràn tự do kiểu phím đàn Piano, cao trình ngưỡng tràn 25,0m. Đ ây là đập tràn dạng phím đàn Piano có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay, được xây dựng ở nước ta. Trên đỉnh đập có cầu giao thông vượt lũ, trọng tải tương đương H30, cao trình mặt cầu là 33,40m.
Công trình được khởi công tháng 6/2009. Tiến độ thi công thực hiện theo tiến độ cấp vốn của Bộ NN&PTNT. Đến đầu quý IV/2012, phần đập bên trái đã hoàn thành theo sơ đồ dẫn dòng thi công đợt 1, gồm đập tràn piano bờ trái và 4 khoang cửa đập tràn có cửa. T ừ lúc khởi công đến hết năm 2012, các đơn vị thi công đã thực hiện: Đào 297.410 m3 đất, 33.789 m3 đá các loại và đắp 105.721 m3 đất đá các loại; đổ bê tông các loại 46.387 m3; xây, lát: 3.662 m; sử dụng 1.412 tấn thép... Với tổng giá trị giá trị thực hiện giai đoạn 1 đạt 221,625 tỷ đồng. Dự kiến, công trình đập dâng Văn Phong sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2014, bàn giao thanh quyết toán vào năm 2015.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.