Tin tức » Tin trong nước
Biển xâm thực phá hủy hàng loạt nhà dân
(08:31:03 AM 06/03/2013)Biển xâm thực gây hậu quả to lớn
Theo thống kê, chỉ trong buổi chiều 5/3, đã có 18 căn nhà bị sập và hư hỏng nặng; nhiều tài sản đã bị cuối trôi do triều cường xâm thực quá nhanh nên người dân không kịp di dời. Hơn 90 căn nhà còn lại đang có nguy cơ bị đe dọa sập bất cứ lúc nào. Bà Nguyễn Thị Gái, người có căn nhà bị sập hoàn toàn cho biết: Toàn bộ vật dụng trong gia đình đều bị sóng biển cuốn trôi, may mắn là khi căn nhà đổ sập, cả gia đình đã kịp chạy nên không bị cuốn trôi xuống biển.
Hiện các hộ dân ven biển bị xâm thực đang rất lo lắng, mọi nỗ lực đóng cừ tràm, đắp bao cát làm kè gia cố đều không thể chống chọi với các đợt triều cường. Những căn nhà sát biển còn lại không ai dám ngủ lại nhà vào ban đêm vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiều người dân đã phát quang những vùng đất cao, bụi rậm để dựng chòi, nhà tạm trú qua đêm nay.
Trong chiều 5/3, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân tự vệ trong toàn xã Tiến Thành có mặt để kịp thời hỗ trợ bà con. Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thành cho biết: Do sóng quá mạnh nên hiện tại lực lượng chỉ tập trung di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến thời điểm nước rút sẽ tiếp tục đóng cọc, dựng kè bao cát gia cố. Thời điểm sóng dữ dội nhất là vào khoảng từ 18 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau nên người dân trong vùng không được ở lại đêm trong nhà. Bên cạnh đó lực lượng quân dân tự vệ sẽ túc trực tại chỗ cùng bà con di dời tài sản đến nơi an toàn.
Được biết, tình trạng xâm thực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Mực nước biển dâng cao và sóng biển vỗ trực diện vào bờ, gây xói lở rất nhanh. Ở các huyện Tuy Phong, Hàm Tân, thị xã La Gi, hàng trăm hộ dân cũng đang đối diện với tình trạng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.