Tin tức » Tin trong nước
Thứ năm, 31/10/2024, 02:16:45 AM (GMT+7)
Biến đổi khí hậu và đánh giá chiến lược xã hội-môi trường
(17:24:00 PM 09/11/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 7/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và đánh giá chiến lược xã hội - môi trường”. Hội thảo tập trung thảo luận các nội dung: Giảm thiểu biến đổi khí hậu, các cơ hội đầu tư cho năng lượng tái tạo và tiềm năng sử dụng, các công cụ đánh giá chiến lược môi trường tại Việt Nam...
>> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
Ảnh: IE
Phát biển tại hội thảo, Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Từ năm 2014, theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, tất cả các công trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện đánh giá môi trường khí hậu và trở thành thông lệ tại Việt Nam đến nay. Hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về môi trường hiểu sâu hơn về việc lồng ghép các yêu cầu chống biến đổi khí hậu vào những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Theo báo cáo mới công bố tháng 10/2018 của Diễn đàn Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu (IPCC), đến cuối thế kỷ 21, trái đất sẽ ấm lên 3 độ C. Điều này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đối với sinh tế, môi trường sống của con người, các hệ sinh thái... Hiện nay, nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đối với Việt Nam, các tác động do ấm lên toàn cầu có thể thấy rõ qua các hiện tượng gia tăng lũ lụt, nguồn lợi thủy sản bị giảm sút, tình trạng biến mất của các rạn san hô, thảm cỏ biển... điều này đã và đang ảnh hưởng đến sinh kế người dân hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản.
Ông Jiri Dusik, chuyên gia kỹ thuật quốc tế về Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của UNDP tại Việt Nam cho biết: Hiện chỉ số tiêu thụ các-bon tại các ngành kinh tế Việt Nam còn ở mức cao, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu toàn cầu tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu 2015 (COP 21). Đối với Việt Nam, dự báo phát thải khí nhà kính tăng gần 3 lần trong thời gian từ năm 2010-2030. Nguồn phát thải chủ yếu từ ngành năng lượng và Việt Nam cần sớm tính đến việc sử dụng năng lượng tái tạo. dự báo đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ là nguồn sản xuất điện rẻ hơn so với các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống.
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có tổng cộng 64 nhà máy nhiệt điện than. Trong đó, phần lớn các nhà máy được xây dựng tập trung ven biển, cùng với các cảng biển nhập khẩu than, đe dọa nghiêm trọng đến các khu bảo tồn biển và hệ sinh thái biển, cũng như đời sống và sinh kế của người dân. Điện than vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng điện Việt Nam sản xuất ra để đáp ứng nền kinh tế. Theo chuyên gia Jiri Dusik, Việt Nam cần sớm tính đến giải pháp thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời...
Hoàng Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.