Tin tức » Tin trong nước
Thứ ba, 21/01/2025, 03:59:43 AM (GMT+7)
Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hạn, ngập và nhiễm mặn
(15:35:09 PM 20/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Các nhà khoa học thuộc Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam vừa công bố kết quả nghiên cứu tính toán diện tích đất bị tác động do hạn hán, ngập và nhiễm mặn do biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cho thấy đây là 3 nguy cơ hiện hữu ở vùng đất này đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
Hạn giảm, nhiễm mặn tăng
Các nhà khoa học đã chia đồng bằng sông Cửu Long thành 6 tiểu vùng để nghiên cứu. Đó là giữa sông Tiền – sông Hậu; Đồng Tháp Mười; Tứ giác Long Xuyên; Tây sông Hậu; Bán đảo Cà Mau; Ven biển Đông. Đồng thời tính toán mức độ hạn hán, ngập và nhiễm mặn cho các tiểu vùng dưới tác động của biến đổi khí hậu tới năm 2020, 2050 và 2100.
TS. Bảo Thạnh, Phân Viện trưởng Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam cho biết, ba yếu tố tác động này có sự phân hóa rõ rệt theo thời gian. Mức độ hạn hán giảm đi song diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm mặn khi hạn hán, thậm chí chịu tác động của cả hạn, ngập và nhiễm mặn gia tăng.
Cụ thể như ở vùng Đồng Tháp Mười. Theo tính toán đến năm 2020, đây là vùng chịu tác động nghiêm trọng nhất của hạn và ngập. Diện tích hạn rất nặng có thể lên tới 99,46% và diện tích này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.
Tính trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng cho kết quả với xu thế tương tự.
Tại mốc thời gian 2020, hạn hán tác động đến phần lớn diện tích của các tiểu vùng Giữa sông Tiền – sông Hậu (95% diện tích); Tây sông Hậu (91%), Tứ giác Long Xuyên (76%), Đồng Tháp Mười (99%). Các tiểu vùng Bán đảo Cà Mau và Ven biển Đông chịu tác động của hạn và mặn là chính.
Tới năm 2050, hạn hán vẫn tác động chính nhưng tỷ lệ diện tích giảm đi, tại tiểu vùng Giữa sông Tiền – sông Hậu còn 67% diện tích tiểu vùng, Tây Sông Hậu là 54%, Tứ Giác Long Xuyên là 67%, Đồng Tháp Mười vẫn duy trì hạn ở phần lớn diện tích (98%). Hạn và mặn vẫn chiếm ưu thế ở tiểu vùng Bán đảo Cà Mau và Ven biển Đông.
Năng suất lúa sẽ giảm theo biến đổi khí hậu
Đó là kết luận trong một nghiên cứu khác của Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam tại đồng bằng sông Cửu Long. Họ đã chọn 10 điểm nghiên cứu ở 6 tiểu vùng, dựa trên các thông số về khí hậu thời tiết, giống, đất đai - thổ nhưỡng, phương thức canh tác... để mô phỏng năng suất lúa biến đổi.
Kết quả mô phỏng cho thấy, vùng Tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, năng suất lúa giảm từ 10-20% ngay từ thời kỳ năm 2020. Tại hai điểm nghiên cứu Kiên Giang và An Giang, năng suất lúa có nơi giảm tới gần 21%, tương đương với giảm trên 1,5 tấn lúa cho mỗi ha. Với diện tích hàng trăm ngàn ha, lượng lúa mất đi lên tới hàng trăm ngàn tấn, chỉ tính ở hai tỉnh này.
Ở Cần Thơ, năng suất lúa giảm từ 3-9%, vùng bán đảo Cà Mau chịu ảnh hưởng nhỏ hơn, năng suất có nơi chỉ giảm 0,8% và cao nhất là trên 4%...
Xét về năng suất các vụ, vụ hè thu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, sản lượng giảm 3,8% thời kỳ năm 2020, giảm 5,06% thời kỳ 2050 và giảm tới 9,87% thời kỳ 2100. Đến thời kỳ 2100, khi nhiệt độ tăng khoảng 2 độ C, lượng mưa vụ Đông Xuân giảm tới 14,3% và tăng 13% vào vụ Thu đông thì năng suất lúa cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông đều giảm trên 5%.
"Nhận rõ xu thế tác động của biến đổi khí hậu, các nhà quản lý, nhà khoa học cần có các nghiên cứu, hoạch định các chính sách để ứng phó với hạn, ngập, mặn trong từng thời kỳ, để đảm bảo năng suất cho vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long”, TS. Bảo Thạnh nhấn mạnh.
Minh Khang/ ĐĐK
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.