Tin tức » Tin trong nước
Bắt tạm giam phóng viên báo Tuổi Trẻ
(18:00:39 PM 02/01/2012)
13h05 chiều 2/1, cơ quan CSĐT công an TP.HCM có mặt tại nhà ông Khương ở một con hẻm trên đường Chiến Thắng, phường 9, quận Phú Nhuận.
14h10 cùng ngày, ông Khương đã được đưa ra khỏi nhà bằng xe gắn máy, sau đó chuyển về trại giam Chí Hòa.
Nhiều đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ TP.HCM túc trực trước nhà phóng viên Hoàng Khương, chứng kiến việc tống đạt các quyết định, khám xét nhà.
Khi hoàn tất công việc, ông Khương được đưa ra khỏi nhà, không còng tay.
Phóng viên Hoàng Khương chia tay người thân, đồng nghiệp trước khi cơ quan công an đưa về trại giam |
Liên quan đến vụ án, trước đó, Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Huỳnh Minh Đức – nguyên thượng úy, từng công tác tại độicảnh sát giao thông– trật tự phản ứng nhanh, công an quận Bình Thạnh.
2 người khác có liên quan là ông Tôn Thất Hòa (giám đốc doanh nghiệp Duy Nguyên) bị khởi tố, bắt giam về hành vi “môi giới hối lộ”, ông Trần Anh Tuấn bị khởi tố (cho tại ngoại) về hành vi “đưa hối lộ”.
Ngay sau khi những bị can trên bị áp dụng các biện pháp tố tụng, Công an TP.HCM đã có văn bản gửi Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin Truyền thông và Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, đề nghị rút thẻ nhà báo của ông Nguyễn Văn Khương.
Đầu tháng 12/2011, báo Tuổi Trẻ tạm đình chỉ công việc đối với nhà báo mảng nội chính đã nhiều năm kinh nghiệm này.
Đầu tháng 7/2011, tờ báo đăng tải loạt bài phanh phui sai phạm của lực lượng CSGT quận Bình Thạnh.
Kết quả điều tra ban đầu của Công an TP.HCM cho rằng ông Trần Anh Tuấn đã móc nối với Tôn Thất Hòa để tiếp cận với thượng úy Huỳnh Minh Đức nhằm giải cứu xe vi phạm. Ông Tuấn đã đưa cho thượng úy Đức số tiền 3 triệu đồng và được trả xe sai quy định.
Ông Khương bị cho là có liên quan trong việc ông Tuấn đưa tiền cho nguyên thượng úy Đức để giải cứu xe gắn máy - chiếc xe tham gia bão đêm ở địa bàn quận Bình Thạnh, bị công an quận tạm giữ, xử lý.
Ý kiến bạn đọc về: Bắt tạm giam phóng viên báo Tuổi Trẻ
-
Song xanh (11:09:44 AM 03/01/2012)Nhà báo sẽ chùn tay?
Tôi không biết luật nhà báo có những qui định cụ thể gì về các hành vi tác nghiệp để viết bài, nhất là các bài có liện quan đến nhận hối lộ, cờ bạc, mại dâm hay buôn bán ma túy... Bởi vì muốn viết các bài loại này nhà báo phải thâm nhập thực tế, chứ không có ai dám ngồi văn phòng hay nghe kể lại mà viết bài, tuy nhiên nhập vai đến đâu thì phải xem trình độ và bản lĩnh của phóng viên và làm sao không vi phạm pháp luật nhưng vẫn có bài viết hay, thực tế. Tôi ví dụ một nhà báo đang đóng vai dân chơi thâm nhập vào ổ chứa mại dâm để viết bài thì công an kiểm tra gặp đang "tác nghiệp" trong phòng thì xử sao đây, hay bắt quả tang nhà báo đang ngồi trên chiếu bạc với số tiền trên 2 triệu thì họ có bị bắt về tôi đánh bạc không? Ngoài ra trách nhiệm của ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng không nhỏ trong vụ nhà báo Khương, bởi vì khi duyệt bài trước khi đăng cần hỏi rõ qui trình tác nghiệp của phóng viên, để tránh trường hợp do quá nhiệt tình trong công việc dẫn đến từ một hành vi sai sót trong nghiệp vụ có thể dẫn đến phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù phóng viên đó hoàn toàn không có động cơ phạm tội và không có hành động tư lợi, họ chỉ muốn có những bài báo hay, thực tế để nêu lên những hiện trạng xã hội đang được người dân và chính quyền quan tâm, từ đó sẽ có những hướng khắc phục cụ thể trên nguyên tắc phòng chống tội phạm lúc nào cũng ít tốn kém và ít gây thiệt hại cho xã hội nhất. Tôi thấy vụ này phóng viên Khương cũng có lỗi, tuy nhiên để xử lý hình sự thì nặng tay quá, điều này sẽ làm các nhà báo khác sẽ chùn tay khi muốn viết bài về tham nhũng cũng như các bài báo về chính trị - xã hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.