»

Thứ hai, 27/01/2025, 19:17:01 PM (GMT+7)

Bất cập trong triển khai thu mua tạm trữ lúa ở Hậu Giang Tin ảnh

(14:32:52 PM 11/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Mặc dù thời gian mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu năm 2013 theo Quyết định số 850/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cận kề (từ ngày 15/6-31/7/2013), nhưng hiện nay việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, bất cập.

Theo Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, do gặp nhiều yếu tố khó khăn, tỉnh chỉ thu mua tạm trữ từ 10-15 ngàn tấn gạo (tương đương khoảng 20-30 ngàn tấn lúa) trong vụ hè thu này. Trong đó, phần lớn sản lượng thu mua giao cho Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang đảm nhận thực hiện. Tuy lượng lúa thu mua này chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng lúa vụ hè thu trong dân, nhưng phía công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn lại “kêu ca” gặp khó về kho bãi, đầu ra…Trong khi nông dân đúng ra họ được hưởng phần chênh lệch về giá cả hỗ trợ, thì ngược lại lợi nhuận này đã “lọt” về phía doanh nghiệp, các thương lái.

 



Ảnh minh họa

 

Cụ thể, theo Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa hè thu của tỉnh Hậu Giang là 4.816 đồng/kg, trong khi đó hiện nay giá lúa trên thị trường nông dân bán chỉ được 3.400 - 3.900 đồng/kg, với giá này chưa đảm bảo cho nông dân có lãi. Bên cạnh đó, quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo của Chính phủ lại chậm so với lịch thời vụ sản xuất của địa phương. Do đó, một bộ phận lớn người trồng lúa chưa được hưởng lợi từ chủ trương này. Khi quyết định chưa có hiệu lực, một phần lớn diện tích lúa vụ hè thu đã thu hoạch. Đây là thời điểm mà người dân bị thương lái ép giá, vì thị trường lúc này chưa có khung giá thành chung. Trong khi đó, nông dân thu hoạch lúa buộc phải bán, vì không có điều kiện trữ lại, thiếu sân phơi, lò sấy, không có vốn đầu tư tái sản xuất vụ tiếp theo…

Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, địa phương rất muốn thu mua tạm trữ lượng lúa lớn nhằm giúp dân giảm được khó khăn hiện nay, nhưng “lực bất tòng tâm”. Bởi, lâu nay tỉnh đã gọi mời, khuyến khích các tổ chức, doanh nhiệp, cá nhân đầu tư kho bãi trữ lúa, gạo, nhưng vướng phải quy hoạch mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ chế, chính sách… Do đó, đến thời điểm này, hệ thống kho bãi của tỉnh chưa đủ tầm thu mua tạm trữ lúa, gạo sản xuất nội địa. Hơn nữa, một mặt chủ trương khuyến khích nông dân sản xuất lúa chất lượng cao, trong khi đó lại hỗ trợ mua lúa phẩm cấp thấp. Đây là một nghịch lý đã tồn tại nhiều năm qua, bởi loại lúa không khuyến khích sản xuất thì được trợ giá, còn loại lúa chất lượng cao thì không có đầu ra.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, vụ lúa hè thu năm 2013, địa phương gieo cấy hơn 76.000 ha, đạt 101% kế hoạch năm. Đến thời điểm này, nông dân đã thu hoạch được hơn 15.000 ha, năng suất bình quân ước đạt gần 6 tấn/ha. Dự kiến, đến cuối tháng 6 đầu tháng 7 tới sẽ thu hoạch dứt điểm, ước đạt tổng sản lượng lúa cả vụ khoảng 420 ngàn tấn, trong đó lúa hàng hóa khoảng 350 ngàn tấn.

Theo đánh giá của ngành chức năng, với các loại chi phí sản xuất tăng cao, dịch bệnh trên lúa xuất hiện dầy, đầu ra sản phẩm lúa, gạo chưa thông suốt, giá thành thấp, thu mua tạm trữ nhỏ giọt như hiện nay…đang là những khó khăn đối với nông dân địa phương.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bất cập trong triển khai thu mua tạm trữ lúa ở Hậu Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI