Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 15:11:52 PM (GMT+7)
Bão Tembin sẽ vào bờ với cấp rủi ro cao nhất
(08:34:16 AM 25/12/2017)(Tin Môi Trường) - Chiều tối nay 25-12 bão Tembin (bão 16) vào đất liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trọng điểm là Cà Mau với cường độ cấp 8-10, giật 11-12 - tương đương cơn bão Linda năm 1997.
>> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim" >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Diễn biến bão Tembin trong những ngày qua - Thực hiện: Vĩnh An
Sáng sớm 25-12, ông Lê Thanh Hải – phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho hay rạng sáng nay bão Tembin đã quần thảo trên đảo Huyền Trân và các nhà giàn DK với cường độ gió mạnh cấp 11-12, giật 13-14.
Ông Hải nhận định chiều nay bão sẽ quét qua Côn Đảo với sức mạnh dự kiến cấp 9-10, giật 12-13. Càng vào gần bờ khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão cũng rõ hơn.
Theo đó, dự báo khoảng tối và đêm nay, bão sẽ vào bờ biển miền tây Nam Bộ (từ Tiền Giang đến đất mũi Cà Mau), trọng tâm có thể quét qua khu vực mũi Cà Mau, ít khả năng vào trực tiếp Đông Nam Bộ.
Về cường độ bão khi chạm bờ, ông Hải nhận định khi vào bờ cường độ bão sẽ giảm ở mức cấp 8-9 hoặc cấp 9-10, giật 11-12. Với cấp độ này tương đương với cấp độ bão Linda đổ bộ vào Cà Mau năm 1997. Vì vậy mức độ rủi ro do bão Tembin gây ra ở mức cao nhất.
Đến 7g25 sáng 25-12, nhiều lúc sóng vẫn còn trùm qua nhà giàn cũ. Ảnh chụp tại Nhà giàn DK1/14 (bãi Tư Chính) - Ảnh: C.T.V
Cũng trong sáng sớm 25-12, ghi nhận tại xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã có mưa nhỏ, mưa mỗi lúc nặng hạt hơn nhưng chỉ gió nhẹ.
Trước đó, tối 24-12, có khoảng 3.200 người dân trong tổng số 5.000 người dân được di dời đến các địa điểm an toàn, dự kiến sáng hôm nay, các lực lượng chức năng huyện Cần Giờ tiếp tục di dời những người dân còn lại.
Người dân tránh bão ở Thạnh An, huyện Cần Giờ., TP.HCM chuẩn bị bữa trưa tại trường Tiểu học Thạnh An - Ảnh: Quang Khải
Tại cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), ông Lê Phong - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết tính đến tối qua (24-12), đã di dời gần 500 người già và trẻ em ở những khu vực nguy hiểm đến nới tránh trú an toàn. Những điểm được chính quyền địa phương huy động dân vào ở tránh bão là đồn biên phòng 692, chùa bà Thiên Hậu, chùa Tịnh Độ...
Tuy nhiên, theo ông Phong tâm lý người dân tại cửa biển Sông Đốc vẫn còn chần chừ nên đã gây ít nhiều khó khăn cho lực lượng địa phương đến vận động vào nơi trú ẩn.
Hiện tại tại khu vực cửa biển Sông Đốc có 1.279 tàu với 8.799 thuyền viên đã vào tránh bão. Vẫn còn 588 tàu, với 4.053 thuyền viên chưa kịp vào bờ. Trong đó, 125 tàu với 916 thuyền viên đang xin vào trú ẩn ở vùng biển Thái Lan và Malaysia.
Lực lượng biên phòng cho biết vẫn giữ được liên lạc với tất cả các tàu đang trú tránh bão ở vùng biển nước ngoài. Hiện các tàu này vẫn an toàn.
Bà con thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thức từ sớm để nghe thông tin bão - Ảnh: HỮU KHOA
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương trong bản tin phát luc 6h sáng 25-12, tối và đêm qua, bão Tempin đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Vị trí tâm bão lúc 5h sáng 25-12: cách Huyền Trân khoảng 110km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 14.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ nhanh 20-25km/h.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.