Tin tức » Tin trong nước
Thứ ba, 21/01/2025, 07:34:54 AM (GMT+7)
Bão số 12 có thể mạnh tới cấp 11 trước khi đổ bộ
(12:13:20 PM 02/11/2017)(Tin Môi Trường) - Tăng cấp nhanh hơn dự báo, sáng nay, áp thấp nhiệt đới đã mạnh thành bão và hướng thẳng vào Nam Trung Bộ. Bão có thể mạnh tới cấp 11 (sức gió trên 100 km/h) trước khi đổ bộ.
>> Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo? >> Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được >> Lo đột quỵ do di truyền: Ăn thứ này có thể cứu bạn
Sáng 2/11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 trên Biển Đông trong năm và có tên quốc tế là Damrey (nghĩa là Con voi).
Cơ quan khí tượng cho hay, lúc 7h, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 380 km về phía đông đông bắc với sức gió vùng gần tâm đạt cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo đường đi của bão số 12 trong bản tin lúc 9h sáng 2/11. Ảnh: NCHMF.
Tăng cấp khi vào gần bờ
Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh thêm. Sáng 3/11, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận khoảng 400 km về phía đông, sức gió tăng lên cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 14.
Ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 13-14.
Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) ngày và đêm nay được xác định trong khoảng 10-14 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 111.
Bão số 12 sau đó giữ hướng di chuyển rồi có thể hơi chếch xuống phía nam và tiếp tục mạnh thêm. Sáng 4/11, tâm bão nằm trên vùng biển các tỉnh Bình Định - Bình Thuận. Lúc này bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h), giật cấp 14.
Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 2/11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7.
Bão số 12 tăng cấp nhanh chóng khi vào Biển Đông, hướng thẳng vào Nam Trung Bộ. Ảnh: NCHMF.
Lo ngại mưa lớn do bão
Tại cuộc họp giao ban khẩn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng 2/11, ông Hoàng Đức Cường (Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương) cho biết cơn bão số 12 khi vào đất liền sẽ mạnh lên cấp 10, giật cấp 13. Các đài khí tượng trong khu vực như Hong Kong, Nhật Bản cho rằng bão sẽ mạnh tới cấp 11, giật cấp 14.
Điều đáng lo ngại là lượng mưa lớn do bão trút xuống. Với lượng lớn, vùng mưa có thể trải dài từ Bắc tới Nam.
"Mưa cũng có thể chỉ dồn vào một khu vực nhất định, đó mới là điều nguy hiểm, do thời điểm này là mùa mưa ở Trung Bộ và Nam Bộ. Mưa lũ có thể lên tới báo động 3 và chúng ta có thể phải đối phó với các loại hình thiên tai báo động trên cấp", ông Cường nói.
Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, cảnh báo mực thủy triều bởi triều cường cao kết hợp với sóng bão có thể đe dọa hệ thống đê biển.
Ông Trần Quang Hoài đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm từ bão số 11 trong công tác ứng phó. Ảnh: Bảo Lâm.
Chỉ đạo cuộc đạo, ông Trần Quang Hoài (Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai) nhấn mạnh các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Damrey cần sẵn sàng các phương án phòng chống, thông báo cho tàu thuyền hướng đi của bão.
Rút kinh nghiệm bài học từ cơn bão số 11, các địa phương cần tránh tình trạng cây đổ ngã, thiệt hại tính mạng và tài sản của người dân, tập trung lực lượng tại các điểm dễ ngập úng để chủ động xử lý khi nhập lụt. Bên cạnh đó, có thể ra lệnh cấm biển, chủ động cho học sinh nghỉ học.
Ông Hoài cũng yêu cầu đảm bảo an toàn cho người dân, giám sát bảo vệ các công trình đê biển đang xây dựng và theo sát các công trình hồ thủy điện, thủy lợi.
Theo cơ quan khí tượng, hôm nay, lũ trên sông Ba, sông Cái (Nha Trang) sẽ đạt đỉnh, rồi xuống dần. Các sông khác từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên, sông Dinh (Khánh Hòa) và các sông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục xuống. Bên cạnh đó, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và bắc Tây Nguyên có thể xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp.
(T. H - Ảnh: Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.