»

Chủ nhật, 24/11/2024, 15:52:11 PM (GMT+7)

Báo số 1 gây thiệt hại nặng nề

(17:15:45 PM 02/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trưa nay 2-4, trên nhiều tuyến đường ở trung tâm TP.HCM vẫn còn ngổn ngang một số cây xanh ngã đổ đêm 1-4 do chưa được dọn dẹp kịp. Do mọi người vẫn đang nghỉ bù ngày giỗ Tổ nên không ảnh hưởng việc đi lại.

 Sáng cùng ngày, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã họp đánh giá về những thiệt hại do bão số 1 gây ra trên địa bàn TP.HCM và hướng khắc phục hậu quả sau bão.

 

Một cây cổ thụ ước chừng cao hơn 35m, ngã vào nhà dân từ số 55 đến 63 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM, gây thiệt hại nặng phần mái nhà vàn ban công phía trước mặt tiền nhà. Sáng 2-4, nhân viên cây xanh đang khắc phục sự cố - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
 
 
Cây xanh cũng ngã đổ vào đường dây điện làm hơn 137 khu vực bị cúp điện, có nơi cúp điện kéo dài đến 4-5g sáng.Theo thống kê sơ bộ, mưa kèm theo gió giật mạnh, đỉnh điểm xảy ra trong chiều tối 1-4, đã làm tốc mái hơn 300 căn nhà và gãy đổ hơn 400 cây xanh. Trong đó nhiều cây cổ thụ ngã ra đường gây cản trở giao thông trên các tuyến đường như Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Đông Du… Có trường hợp cây xanh ngã đè lên nhà dân, taxi…nhưng rất may không gây thiệt hai về người.
 
Công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh TP đã huy động gần 300 người làm việc suốt đêm nhưng đến trưa 2-4, các cây xanh bị ngã đổ vẫn chưa thu dọn hết. Riêng các sự cố trên lưới điện cơ bản đã xử lý xong.
 
UBND huyện Cần Giờ cho biết đang chuẩn bị đưa hơn 1.733 người dân trở về xã đảo Thạnh An trở lại cuộc sống bình thường.
 
Ông Lê Minh Trí - phó chủ tịch UBND TP, yêu cầu các đơn vị tập trung mọi nguồn lực giúp dân khắc phục hậu quả bão số 1 gây ra, sớm ổn định cuộc sống. Ông Trí lưu ý tiến hành tổng rà soát thiệt hại về nhà cửa để có những hỗ trợ hợp lý, đồng thời kiện toàn ban chỉ huy phòng chống lụt bão các quận huyện, trang bị các phương tiện để luôn trong tư thế sẵn sàng khi có những tình huống xấu xảy ra.
 

 

Công ty Chiếu sáng công cộng khắc phục đường dây điện trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình (ảnh chụp sáng 2-4) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
 
Đồng Nai: 1 người chết, 4 người bị thương
 
Sáng nay 2-4, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - ông Đinh Quốc Thái, đã chủ trì cuộc họp khẩn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh để nghe báo cáo thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra.
 
Theo báo cáo, đến 9g sáng nay 2-4, Đồng Nai đã có một người chết, bốn người bị thương sau khi cơn bão số 1 đi qua. Nạn nhân bị chết ngụ ở P.Long Bình Tân (TP Biên Hòa) bị điện giật chết khi đang trèo lên mái nhà để giằng néo tôn khi mưa lớn.
 
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, đã có 693 căn nhà bị tốc mái, 19 căn nhà bị sập hoàn toàn. Trong đó, huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, TP Biên Hòa bị thiệt hại nặng nhất. Còn tại huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, 25 bè cá của người dân nuôi ở lòng hồ Trị An bị thiệt hại hoàn toàn và 22 chiếc xuồng bị lật chìm khi neo đậu trong bến.
 
Ông Đinh Quốc Thái đã chỉ đạo các địa phương và ban ngành liên quan sớm thống kê thiệt hại, có biện pháp hỗ trợ những gia đình bị ảnh hưởng nặng do cơn bão gây ra. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương cần kiểm soát chặt chẽ các bến đò ngang trên địa bàn toàn tỉnh khi lượng nước thượng nguồn đang đổ về nhiều.
 
Nhiều nhà bị tốc mái, cây xanh gãy nhánh, pano lật đổ... tại TP Biên Hòa do ảnh hưởng của bão số 1 - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
 
Theo ghi nhận của PV,  người dân ở các vùng ven sông Đồng Nai như xã Tân Hạnh, Hóa An, xã Hiệp Hòa, P.Bửu Hòa, Tân Vạn (TP Biên Hòa) cũng bị thiệt hại sau bão do nhiều nhà tốc mái, cây gãy đổ. Ngay tại trung tâm TP Biên Hòa, nhiều cây lớn gãy đổ tại các tuyến đường Trần Minh Trí, Phan Đình Phùng, Võ Thị Sáu…
 
Ở một số cơ quan như Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật, Nhà Thiếu nhi tỉnh Đồng Nai cũng bị thiệt hại sau khi có gió xoáy làm cây gãy đổ, làm rơi rớt nhiều tấm panô. Nhiều người dân sống lâu ở TP Biên Hòa cho biết: “Chỉ ảnh hưởng bão nhưng TP Biên Hòa đã bị thiệt hại nặng. Lâu rồi người dân ở đây mới thấy tình cảnh thiệt hại như thế này”.
 
Trước thiệt hại của người dân, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đã huy động hơn 1.000 dân quân xuống địa bàn để giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại. 
 
Theo ghi nhận, hiện nhân viên cây xanh và điện lực đang tiếp tục khắc phục điện cho người dân. Ông Nguyễn Ngọc Thành, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, cho biết do ảnh hưởng bão, Đồng Nai có trên 40 tuyến điện trung thế bị sự cố. Đến trưa nay nhân viên điện lực đã khắc phục gần xong.
 
Tuy nhiên do TP Biên Hòa, huyện Thống Nhất bị mất điện trên diện rộng nên một số nhánh điện nhỏ lẻ chưa khắc phục kịp thời do cây đổ, mái tôn đè làm ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục.
 
“Những nơi nào còn mất điện người dân có thể báo về Điện lực Đồng Nai để nhân viên điện lực kịp thời nắm bắt và sửa chữa”, ông Thành nói.
 
Bà Rịa - Vũng Tàu: 10 người bị thương, 500 nhà tốc mái
 
Theo ghi nhận ban đầu của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất tỉnh do bão số 1.
 
Ông Nguyễn Văn Triệu - chủ tịch UBND xã Bình Châu, cho biết mưa bão đã làm 10 người bị thương, gần 500 nhà tốc mái, 40 nhà bị sập hoàn toàn, 10 ghe nhỏ bị chìm; 15ha diện tích hoa màu, cây công nghiệp bị thiệt hại.
 
Trường tiểu học Nguyễn Thị Định của xã cũng bị tốc mái, làm hư hỏng nhiều bàn ghế, dụng cụ học tập của ba phòng học. Hiện nay toàn xã Bình Châu bị cắt điện và đang chờ khắc phục sự cố.
 
Ông Triệu cũng cho biết chính quyền xã đang khẩn trương tìm biện pháp khắc phục, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão.
 
Căn nhà của anh Phan Văn Cương, ấp Bình Trung bị sập hoàn toàn sau bão - Ảnh: Tiến Thành
Anh Võ Nhật Thương, 31 tuổi, ấp Thanh Bình 3 khắc phục sự cố tại xưởng mộc bị gió bão tàn phá - Ảnh: Tiến Thành
Phòng học lớp 1A1, trường Tiểu học Nguyễn Thị Định bị gió làm tốc mái, nước tràn vào phòng. Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết, hiện tại nhà trường sẽ bố trí cho học sinh học ca ba và mượn thêm một nhà dân - Ảnh: Tiến Thành
 


 

 Đường Đà Lạt - Nha Trang đã thông một chiều

 
Chiều 2-4, ngành giao thông tỉnh Khánh Hòa vẫn đang tiếp tục cho nổ mìn phá đá để thông đường nối phố biển Nha Trang với phố núi Đà Lạt - bị ách tắc do mưa bão gây sạt lở núi vào chiều tối 1-4.   
 
Vụ sạt lở làm hàng trăm mét khối đất đá gây ách tắc đường tại Km 42+800 đoạn qua đèo Hòn Giao, thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) trong nhiều giờ liền.
 
Ngay trong đêm, ngành giao thông tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nhân lực cùng phương tiện giải phóng một khối lượng lớn đất đá để tạm thông đường. Đến 2g sáng 2-4, đơn vị thi công đã tạm thông được một làn đường, giải tỏa ách tắc cho hàng chục xe khách, xe tải bị kẹt lại trên đèo.
 
Theo đơn vị thi công, do khối lượng đất đá quá lớn, để giao thông được trở lại bình thường hai làn đường, ngành chức năng của tỉnh Khánh Hòa phải có thời gian để nổ mìn phá đá trong nhiều ngày nữa.
 
Ngành giao thông tỉnh Khánh Hòa vẫn đang nỗ lực để thông đường nối phố biển Nha Trang với phố núi Đà Lạt - Ảnh: Võ Trang
Đường Đà Lạt - Nha Trang hiện đã thông một chiều - Ảnh: Võ Trang
 VÕ TRANG
Q.KHẢI - H.MI - N.T.PHÚC - T.THÀNH/ Tuổi trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo số 1 gây thiệt hại nặng nề

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI