Tin tức » Tin trong nước
Thứ sáu, 22/11/2024, 17:35:17 PM (GMT+7)
Bão Molave vào Biển Đông, Thủ tướng chủ trì họp khẩn cấp
(11:35:23 AM 26/10/2020)(Tin Môi Trường) - "Tôi yêu cầu các địa phương không tổ chức họp trong những ngày tới, trừ cuộc họp rất cần thiết, để tập trung chỉ đạo người dân và cơ sở ứng phó với bão", Thủ tướng chỉ đạo.
>> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
Sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp ứng phó với bão Molave của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Các địa phương ngừng họp để chống bão
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định miền Trung đang ở trong tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Trước mắt, các tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của bão không được mất cảnh giác và phải lên phương án ứng phó tốt nhất. Kể cả trường hợp bão không đổ bộ với cường độ như dự báo, đây cũng là dịp để rút kinh nghiệm ứng phó.
Trước dự báo bão số 9 gây gió bão mạnh và mưa lớn kéo dài, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn cho người dân trên các tàu, lồng bè. Tất cả các giải pháp kêu gọi, di dời người dân phải được trển khai khẩn cấp; đồng thời, phương án sơ tán dân phải được thực hiện phù hợp với tình hình. Lực lượng chức năng các tỉnh nâng cao công tác tìm kiếm cứu nạn, tập trung tốt nhất cho việc tìm kiếm những người còn mất tích.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp khẩn để ứng phó với bão số 9 - Molave. Ảnh: Ngọc Hà.
Người đứng đầu Chính phủ lo ngại lượng mưa sắp tới tiếp tục gây ra ngập lụt, sạt lở đất ở Trung Bộ. “Đợt mưa lũ vừa qua làm 130 người chết, tổn thất rất lớn. Mưa lớn, lũ trên sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân”, Thủ tướng nói.
Với Nam Trung Bộ, Thủ tướng cho rằng các địa phương tại đây chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó với bão lớn. Do đó, khu vực này cần áp dụng phương án quyết liệt. Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ dù đã có kinh nghiệm nhưng vẫn cần cảnh giác những ngày tới.
“Tôi yêu cầu các địa phương không tổ chức họp trong những ngày tới, trừ cuộc họp rất cần thiết, để tập trung chỉ đạo người dân và cơ sở ứng phó với bão. Điều quan trọng là phương châm '4 tại chỗ', dù được triển khai đến chính quyền rồi nhưng người dân phải nhận thức được để sẵn sàng sơ tán”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định nếu bão đổ bộ chiều 28/10, nên các tỉnh miền Trung vẫn còn thời gian để chuẩn bị tốt các phương án diễn tập, sơ tán, di dân đến vùng an toàn để giảm thiểu thiệt hại bão có thể gây ra.
52 mô hình tính toán với bão số 9
Thông tin tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết sáng nay, bão Molave đã vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm nay ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Lúc 9h, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phải phát đi tin bão khẩn cấp ngay khi bão vừa di chuyển vào Biển Đông.
Dự báo đường đi của bão số 9 trong bản tin khẩn cấp lúc 9h sáng 26/10. Ảnh: NCHMF.
"Thông thường cơ quan khí tượng chỉ phát tin bão khẩn khi bão chuẩn bị vào đất liền. Nhưng bão số 9 đang đi nhanh và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong 36-48 giờ tới nên chúng tôi phải phát tin bão khẩn cấp để nâng cấp độ dự báo cho các tỉnh", ông Khiêm nói.
Phân tích các đặc điểm của bão Molave, đại diện cơ quan khí tượng cho biết các yếu tố tương tác đến cơn bão này khác hoàn toàn với bão số 8. Bão có nhiều điều kiện thuận lợi để mạnh lên trên Biển Đông và giữ sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14 khi vào ven bờ các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên.
Trước đó, bão số 8 dù cũng có cường độ mạnh nhất lên đến cấp 13, giật cấp 15 nhưng phía trước bão là không khí khô và lạnh. Đó là lý do bão suy yếu nhanh khi di chuyển gần về phía đất liền. Tuy nhiên, khối không khí phía trước bão số 9 đã ẩm và ấm lên, trong khi áp cao cận nhiệt đới lấn sâu vào phía tây nên bão có xu hướng đi thấp xuống phía dưới. Không khí lạnh không đủ điều kiện để hạ thấp của cường độ bão khi vào gần bờ.
Ngoài ra, bão di chuyển hướng vào vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có đặc điểm khá thoáng, điều kiện địa hình ít chắn gió. Vì vậy, bão đang gặp nhiều điều kiện thuận lợi để giữ cường độ mạnh khi áp sát đất liền.
Theo ông Khiêm, cơ quan khí tượng Nhật Bản và Hong Kong có chung nhận định bão có thể đạt cường độ mạnh nhất là cấp 14 vào ngày 27/10. Ở thời điểm vào đến ven bờ các tỉnh Nam Trung Bộ, bão vẫn duy trì cường độ mạnh cấp 12. Dựa trên 52 mô hình tính toán, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão số 9 có 3 đặc điểm quan trọng: Di chuyển nhanh, cường độ mạnh, phạm vi ảnh hưởng trên đất liền rộng.
Ngày 27/10, vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Nam - Phú Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão với nguy cơ về dông lốc, gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.
Từ đêm 27 đến ngày 28/10, khu vực đất liền chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu gió bão. Bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 13.
Mưa 500-700 mm ở Bắc Trung Bộ
Ông Khiêm lưu ý gió mạnh do bão không chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh bão trực tiếp đổ bộ, mà có thể trải dọc xuống các tỉnh ven biển phía Nam. Ảnh hưởng của bão, mưa lớn quay trở lại các tỉnh từ nam Nghệ An đến Phú Yên trong các ngày 27-29/10. Tổng lượng mưa lên đến 200-400 mm.
Ngoài ra, sau khi cơn bão này đi sâu vào đất liền có thể gặp thêm không khí lạnh tăng cường ngày 28/10. Lúc này, hoàn lưu bão được tiếp thêm độ ẩm, gây mưa kéo dài cho khu vực phía nam Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ba nơi này có thể mưa liên tục trong các ngày 27-31/10 với lượng phổ biến 500-700 mm.
T.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.