Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 25/11/2024, 02:45:03 AM (GMT+7)
Báo cáo Thủ tướng vụ mùi hôi tại Khu Nam Sài Gòn
(19:28:21 PM 14/09/2016)(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết đầu tuần sau UBND TP sẽ thông qua báo cáo của Sở về vấn đề này và gửi Thủ tướng.
>> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Các đại biểu tham dự cuộc họp về quản lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Trao đổi với báo chí sáng 14-9 liên quan vấn đề mùi hôi phát sinh tại khu vực Nam Sài Gòn thời gian qua, ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết dự kiến đầu tuần sau UBND TP thông qua báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường về vấn đề này.
Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ báo cáo chính thức với Thủ tướng và sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
Đề cập vấn đề xác định mùi hôi có chậm so với mong muốn của người dân cũng như tiến độ thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP về việc xem lại đơn giá xử lý rác áp dụng cho Công ty TNHH xử lý chất thải rắn VN (VWS), ông Thắng cho rằng các vấn đề này cần xem xét ở nhiều khía cạnh và sẽ được thông tin cụ thể, đầy đủ trong cuộc họp báo sắp tới.
Tại buổi làm việc sáng 14-9 với UBND TP.HCM về các nguồn ô nhiễm môi trường chính và đề xuất các giải pháp, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP cho biết hiện lượng chất thải phát sinh trên địa bàn TP rất lớn, có thời điểm lên đến 8.000 tấn/ngày.
Lượng rác thải phát sinh chủ yếu được đưa về chôn lấp là chủ yếu với khoảng 76%.
Trên địa bàn TP có hai khu xử lý là khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 5.000 tấn/ngày và khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi), trong đó Công ty Việt Star thực hiện phân loại và tái chế và làm phân compost 1.200 tấn/ngày và Công ty Tâm Sinh Nghĩa khoảng 1.000 tấn/ngày.
Cũng theo bà Mỹ, một số bãi rác dù đã không còn tiếp nhận rác nhưng cũng gây ô nhiễm do chưa thực hiện phủ đỉnh làm nước rỉ rác vẫn phát sinh.
Tuy lượng rác phát sinh tăng nhanh nhưng hiện các trạm trung chuyển rác vừa thiếu, vừa hoạt động không đạt yêu cầu. Trong tổng số 31 trạm trung chuyển rác chỉ có 5 trạm đạt chuẩn, 13 trạm đã được cải tạo đang hoạt động và 13 trạm khác hoạt động tạm.
Với lượng rác phát sinh thêm 5%/năm, bà Mỹ đề xuất TP cần quan tâm để kêu gọi công nghệ xử lý phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, TP cần quan tâm triển khai hiệu quả vấn đề phân loại rác tại nguồn.
Hiện nay TP.HCM chỉ làm thí điểm một số khu vực nhưng kêu gọi người dân là chính, chưa có các biện pháp chế tài. Việc triển khai có nơi phân loại đạt 30%, có nơi đạt 40, 50%.
Sở Tài nguyên - môi trường có sơ kết vấn đề này, cho thấy muốn triển khai rộng cần xem xét quy mô thí điểm. Có quận chọn một phường, một tuyến hoặc một chung cư nên không đồng bộ.
“Các quận huyện muốn triển khai thí điểm ít nhất phải trên địa bàn một phường. Rác dù đốt hay chôn… vẫn phải phân loại”, bà Mỹ đề xuất. Và để hiệu quả, TP cần ban hành các quy định cụ thể, trong đó cần xem xét các biện pháp chế tài.
Ngoài vấn đề chất thải rắn, bà Mỹ nêu nhiều bất cập trong vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay như tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt trong nội ngoại thành, ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp, giao thông có dấu hiệu gia tăng và chưa có giải pháp xử lý triệt để.
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.