Tin tức » Tin trong nước
Bắc Ninh: Dân Ném Thượng hò reo phấn khích trong lễ hội chém lợn
(08:04:54 AM 25/02/2015)
Lễ chém lợn vẫn diễn ra tại làng Ném Thượng ngày Mùng 6 Tết Ất Mùi (24-2) dù dư luận có nhiều ý kiến khác nhau
Sáng nay 24-2, tức mùng 6 Tết Ất Mùi 2015, người dân làng Ném Thượng (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vẫn tiến hành chém lợn trong ngày hội làng dù có ý kiến khác nhau trong dư luận.
Trước đó, Tổ chức Động vật châu Á đã phát động kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo tổ chức này, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là trẻ em - đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng
Trao đổi ngày 24-2, ông Nguyễn Đăng Thức, Phó trưởng ban tổ chức lễ hội, cho biết sau khi nghe có nhiều dư luận trái chiều, ban ngành văn hóa các cấp xuống vận động thay đổi nghi lễ, nhưng dân làng vẫn quyết định giữ lại tục xưa.
“Trước Tết, làng cũng đã họp người cao tuổi, chức sắc trong làng cùng trưởng các dòng họ, bàn về việc có nên giữ tục chém lợn hay bỏ. Các cụ đều có ý nguyện muốn tổ chức đúng theo nghi lễ chém lợn như cũ, mọi người cho rằng nếu không chém thì coi như mất hội” - ông Thức nói
Khoảng đúng 9 giờ sáng 24-2, như tục lệ, ông “ỉn” được rước quanh làng, được người dân rất hồ hởi đón tiếp, khi ông “ỉn” đi qua, người dân đến sờ vào người. Đến 12 giờ trưa, ông “ỉn” được về đến sân đình Thượng. Lúc này, sân đình đã chật kín người dân và du khách.
Sau khi tướng cờ làm lễ phất cờ, 2 thủ đao chính thức “khai đao chém lợn tế thánh”. Người xem phấn khích reo hò khi 2 “đao thần” giơ đao chém xuống đầu ông “ỉn”. Người dân quết tiền vào máu "ông lợn" bị chém với hy vọng năm mới thật nhiều may mắn. Ngay sau đó, phần thân và đầu ông “ỉn” được đưa ra sân sau làm cỗ lên cúng Thành hoàng Làng
Anh Huy, 25 tuổi, người dân làng Ném Thượng, cho biết cũng theo dõi báo chí nhiều ngày qua có nhiều thông tin trái chiều giữa việc giữ hay không giữ tục chém lợn. “Theo cá nhân tôi, việc chém lợn với cộng đồng khác có thể là dã man nhưng đối với người dân làng chúng tôi coi việc nay như là niềm tự hào,vì ngay từ nhỏ chúng tôi được ông, bà mình truyền dạy rằng việc chém lợn chỉ là khao quân, tái hiện lại lịch sử tưởng nhớ đến anh hùng dân tộc. Chúng tôi được xem từ nhỏ nhưng vẫn làm ăn lương thiện, chấp hành luật pháp có sao đâu” - anh Huy nói.
Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù thời tiết khá nắng nóng, hàng ngàn người dân và du khách đến trẩy hội chém lợn làng Ném Thượng. Do sân đình khá nhỏ trong khi lượng người xem lớn nên tình trạng chen lấn diễn ra.
Một số hình ảnh chém lợn tại làng Ném Thượng ngày 24-2:
Ông “ỉn” được chăm sóc đặc biệt trước khi rước đi
Lễ rước bắt đầu
Gia đình nuôi ông “ỉn” là người do dân làng chọn ra, phải là gia đình có uy tín chấp hành tốt chính sách nhà nước, có công với làng xóm, con cái đuề huề và hạnh phúc
Người may mắn được nuôi ông “ỉn” đang cho "ông" uống nước
Đoàn rước đi quanh làng
Người dân hồ hởi mang bánh kẹo ra tiếp đoàn rước ông "ỉn"
Khoảng gần 12 giờ trưa, sân đình Thượng đã kín người dân và khách tham quan
Do lượng người xem hội quá đông, cây cối trở thành nơi "lý tưởng" để xem "chém lợn"
Chém nhiều nhát vào người ông "ỉn"
Rất đông phóng viên báo chí đến đưa tin về lễ hội chém lợn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.