Tin tức » Tin trong nước
Artemia đang soán ngôi tôm?
(11:35:46 AM 16/03/2013)Artemia là một loài giáp xác có kích thước nhỏ, có khả năng sinh sống trong môi trường nước rất mặn
Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu-Bạc Liêu, thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu là nơi nuôi artemia đầu tiên trong tỉnh Bạc Liêu vào những năm 2000. Từ thành công của Hợp tác xã này, thời gian qua có nhiều hộ dân trong tỉnh thất bại trong nuôi tôm sú đã tìm đến nhờ hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nuôi. Hiện nay, tại các xã ven biển trong tỉnh Bạc Liêu đã có gần 500 hộ dân, với hơn 150 ha chuyển từ nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi artemia, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan.
Theo nhiều bà con nông dân, Artemia rất thích nghi với môi trường đất sản xuất ven biển Bạc Liêu. Nuôi Artemia ít rủi ro, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, kỹ thuật. Bà con chỉ tận dụng ao nuôi tôm, đất sản xuất muối cải tạo lại một chút là có thể thả nuôi. Artemia sinh sản rất nhanh và liên tục trong nhiều tháng mùa nắng, chỉ từ 10-15 ngày thả nuôi là bắt đầu đẻ trứng. Artemia sau khi đẻ thì trứng nổi trên mặt nước, người dân chỉ dùng vợt để vớt trứng, thu hoạch từ 75-90 ngày/vụ. Trứng Artemia có giá trên thị trường khá cao lại không biến động như tôm, cua hay một số loài thủy sản khác. Hiện nay, trứng artemia được HTX Artemia Vĩnh Châu-Bạc Liêu thu mua từ 1-1,2 triệu đồng/kg và thị trường luôn hút hàng.
Ông Cao Thành Văn, Chủ nhiệm HTX Artemia Vĩnh Châu-Bạc Liêu cho biết, Artemia là một loài giáp xác có kích thước nhỏ, có khả năng sinh sống trong môi trường nước rất mặn như là ruộng muối. Ấu trùng Artemia là thức ăn quan trọng trong sản xuất tôm, cua, cá giống vì chứa nhiều đạm, axit béo. Cá thể Artemia sống còn là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loại cá cảnh nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Trứng Artemia nuôi ở Bạc Liêu, Sóc Trăng được khách hàng nhiều nước đánh giá có chất lượng cao nhất thế giới. Hiện nay, Artemia không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nơi với giá khá cao và thị trường tiêu thụ ổn định. Nhiều năm qua, HTX Artemia Vĩnh Châu- Bạc Liêu đã hỗ trợ kỹ thuật, con giống, thức ăn và thu mua sản phẩm cho nhiều người nuôi artemia trong tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Phần lớn các hộ áp dụng sản xuất đã thành công cao, có nguồn thu nhập ổn định.
Bạc Liêu có hàng ngàn hộ dân sinh sống dọc theo tuyến đê biển Đông dài hơn 54km, thuộc các huyện Đông Hải, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu. Khu vực này có diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn với hàng chục ngàn héc-ta. Tuy nhiên, thời gian qua sản xuất chuyên canh con tôm gặp nhiều rủi ro. Việc nhiều người mạnh dạn áp dụng nuôi Artemia là mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế được xem như là một giải pháp tốt thay thế việc nuôi tôm sú kém hiệu quả. Người nuôi Artemia còn được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và được bao tiêu sản phẩm, có thể xem đây là một mô hình sản xuất hiệu quả cần được nhân rộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.