»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:10:28 AM (GMT+7)

Tổng kết kinh nghiệm 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười

(23:23:56 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 1/12, tại TP.Cao Lãnh, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức "Hội thảo tổng kết kinh nghiệm 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười" (phần tỉnh Đồng Tháp) với sự tham dự của nhiều nhà khoa học đến từ các Viện, Trường Đại học và đại diện các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL.

 

 dong[-]thap[-]muoi

Việc xem xét, đánh giá những mục tiêu về văn hóa, giáo dục, môi trường bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế là cần thiết, sẽ góp phần xây dựng chiến lược phát triển cho ĐTM trong thời gian tới




Việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười ( ĐTM) của tỉnh Đồng Tháp được bắt đầu được khởi động từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng nhằm giải quyết yêu cầu thiếu lương thực, giãn dân, đưa dân về quê cũ sau chiến tranh. Công cuộc phục hóa, khai hoang vùng ĐTM từng bước được |Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp hoạch định, điều hành, chủ động về chủ trương, chính sách và mục đích (từ 1976 đến 1980) và đã đạt được thành quả bước đầu, trước hết là cây lúa có bước phát triển nhờ chuyển được tập quán canh tác lâu đời theo lối quảng canh (sản xuất lúa 1 vụ dài ngày, năng suất thấp) sang làm lúa 2 vụ ngắn ngày có năng suất cao bằng cách áp dụng biện pháp kỹ thuật nông nghiệp liên hoàn: giống mới, thủy lợi, phân bón... đưa sản lượng lúa toàn tỉnh tăng lên rõ rệt từ 272.978 tấn năm 1975 lên 526.826 tấn năm 1980 và bình quân lương thực tăng lên 450 kg/người. Tuy đạt được những kết quả bước đầu, nhưng đến năm 1979, tỉnh Đồng Tháp mới thực sự tập trung khai thác ĐTM qua nhiều giai đoạn.

 




Từ năm 1980 đến 1985 tập trung khai hoang và cải tạo ĐTM trong kế hoạch 5 năm phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo Nghị định 148 của Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn này, tỉnh Đồng Tháp thực hiện các bước khai hoang qui mô và đồng loạt; khai hoang, cải tạo ĐTM trong "Chương trình điều tra cơ bản vùng ĐBSCL". Tỉnh quyết tâm thực hiện khẩu hiệu "Vì một triệu tấn thóc, thu hút đông đảo nông dân lao động ở các thị trấn, thị xã, các vùng đông dân cư hăng hái tiến quân vào vùng ĐTM" và đã thành công.

 



Từ năm 1986 đến 2009, khai thác và phát triển kinh tế - xã hội ĐTM trong thời kỳ đổi mới, khai thác để phát triển toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả bao trùm, to lớn nhất là đã biến một vùng rộng lớn đất hoang hóa, 70% là đất phèn thành một vùng đất thuộc, nhưng ít tốn kém. Từ đại bộ phận là trồng lúa mùa nổi một vụ, dài ngày, có năng suất thấp, sang trồng lúa 2 vụ, 3 vụ với lúa ngắn ngày có năng suất cao. Thành tựu nổi bật nhất là từ vùng đất hoang hóa, dân cư thưa thớt, đến nay tỉnh đã nâng tổng dân số của Vùng ĐTM từ 604.714 người năm 1975 lên 1.072.431 người năm 2009; mật độ dân số từ 234 người/km2 lên 415 người/km2. Riêng diện tích lúa cả năm tăng từ 92.286 ha năm 1975 lên 353.287 ha, năng suất tăng từ 19,96 tạ/ha lên 59,52 tạ/ha và sản lượng tăng từ 184.168 tấn lên 2.102.698 tấn; bình quân lương thực đầu người từ 305 kg lên 1.661 kg/người/năm....




Tại hội thảo, các nhà khoa học đều cho rằng, đến nay, đã có đủ cơ sở để khẳng định chủ trương, biện pháp "Tiến công vào ĐTM" là sáng suốt và thành công, tạo được chuyển biến vượt bậc về các mặt, như một cuộc cách mạng mà bao đời nay chưa làm được. Thủy lợi và giao thông là mũi đột phá quyết định thành công trong việc khai thác ĐTM, từ đó đã kéo theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển đột biến, quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao và phong phú hẳn lên.

 

 

Việc khai thác tiềm năng của vùng ĐTM trong 30 năm qua đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt, cũng như đời sống của người dân vùng Đồng Tháp, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, việc khai phá ĐTM đem lại những hiệu quả về kinh tế, song cũng buộc chúng ta phải đối đầu với những thách thức không nhỏ về ô nhiễm môi trường và vấn đề bảo vệ đa dạng sinh thái.

 

Việc xem xét, đánh giá những mục tiêu về văn hóa, giáo dục, môi trường bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế là cần thiết, sẽ góp phần xây dựng chiến lược phát triển cho ĐTM trong thời gian tới theo định hướng lâu dài và bền vững. Việc khai thác những tiềm năng của vùng ĐTM phải đảm bảo tôn trọng những giá trị đa dạng vốn có của vùng đất này, từ môi trường sinh thái đến phong tục văn hóa, tín ngưỡng, lối sống mang sắc thái đặc biệt của nhân dân vùng Đồng Tháp.

 

Các nhà khoa học cũng đi sâu phân tích về biến đổi khí hậu bởi ĐBSCL chịu một thách thức kép đối với biến đổi khí hậu, trong đó có nguồn nước đến từ thượng nguồn và mực nước biển dâng, nên cần nghiên cứu kỹ những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và mùa vụ, đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng trong những thập niên tới.

Nguyễn Thi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổng kết kinh nghiệm 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI