Tin tức » Tin trong nước
Thái Lan ngày càng bỏ xa Việt Nam
(23:27:13 PM 17/06/2011)
Tụt hạng
GS TSKH Hà Huy Khoái gửi tới hội thảo một bảng so sánh khiến những ai quan tâm tới thành tích của đội tuyển quốc gia thi học sinh giỏi quốc tế môn toán phải giật mình. Từ một đội luôn nằm trong tốp 10 về bảng xếp hạng toàn đoàn, từ năm 2005 tới nay, đội tuyển của chúng ta đã rơi vào tốp 11 – 15. Theo GS Hà Huy Khoái, nhiều chuyên gia dự đoán, nếu xu hướng này không được cải thiện, có lẽ tương lai gần, chúng ta sẽ ở tốp 16 – 20.
Ba thành viên đội tuyển thi Toán quốc tế của Việt Nam đoạt HCV năm 2007 chung vui với thí sinh quốc tế Ảnh: Hồng Vĩnh.
Ngược với xu hướng giật lùi trên, nhiều nước từ những vị trí thua xa Việt Nam dần dần bước vào tốp 10 thế giới. Tiêu biểu là trường hợp Thái Lan. Năm 2000, nước này nằm xếp thứ 29 trong khi Việt Nam xếp thứ 5. Đến năm 2006, khi Việt Nam thụt lùi về vị trí 13 thì Thái Lan cũng đã vượt lên được vị trí 15. Hai năm vừa qua, trong khi Việt Nam vẫn cứ loanh quanh trong tốp 15 thì Thái Lan lần lượt tiến lên vị trí thứ 7 rồi thứ 5.
Không riêng gì môn toán, những môn khác có học sinh dự thi các Olympic quốc tế hàng năm của ta vốn thành tích đã chẳng nổi trội gì, năm năm gần đây có phần chững lại hoặc đi xuống trong khi các nước Đông Nam Á khác lại có tiến bộ rõ rệt.
Tại hội thảo, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT, cho biết: “Đội tuyển tin học từng gây tiếng vang lớn vào năm 1999, 3/4 học sinh đi thi đoạt huy chương vàng, Việt Nam đạt vị trí số 1 nếu tính điểm đồng đội thì bảy năm gần đây không có một huy chương vàng nào và năm 2010 cả đội tuyển chỉ có một huy chương đồng. Về tổng thể, năm 2010, Việt Nam chỉ đạt hai huy chương vàng cả năm môn (toán, lý, hoá, sinh, tin – PV) thì Indonesia và Singapore mỗi nước đạt sáu huy chương vàng, Thái Lan 12 huy chương vàng”.
Thi cử và chương trình lệch pha với quốc tế?
Trong các phát biểu thảo luận, nhiều ý kiến lên án cách tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi của ta... không giống ai. Chẳng hạn kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của chúng ta chỉ diễn ra trong 1 ngày: 3 tiếng với các môn lý, hoá, sinh; 4 tiếng với môn toán và năm tiếng với môn yin. Còn các kỳ thi quốc tế, hầu như môn nào cũng đều thi trong 2 ngày, mỗi ngày 5 – 6 tiếng.
Theo TS Phạm Văn Lập, trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, việc tăng thời lượng thi không chỉ tăng lượng kiến thức được kiểm tra mà còn tạo ra một áp lực tâm lý gần giống như các kỳ thi quốc tế để học sinh của ta làm quen.
Còn TS Nguyễn Đức Hoàng, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, tăng thời gian thi sẽ thuận lợi hơn cho việc xây dựng cấu trúc đề thi, dẫn đến thuận lợi hơn cho việc xét giải và tạo cơ hội nhiều hơn cho học sinh.
Một vô lý khác được các chuyên gia chỉ ra và chính Bộ GD&ĐT cũng nhận thấy, đó là việc các kỳ thi quốc gia không có phần thi thực hành cho những môn mà thế giới đều tổ chức thi thực hành: lý, hoá, sinh.
Một chuyên gia chuyên đào tạo học sinh giỏi vật lý kể: “Một số học sinh khi vào huấn luyện ở đội tuyển cho biết chưa từng được sử dụng những dụng cụ thí nghiệm, đo lường thông thường về vật lý, thậm chí có em nói chưa từng nhìn thấy cái biến trở, đồng hồ đo điện”!
Độ vênh trong chương trình THPT của ta so với của thế giới cũng là một nguyên nhân được một số đại biểu đề cập.
TS Phạm Văn Lập nêu ví dụ: “Môn sinh ở THPT của ta không dạy phân loại học, chỉ dạy một số phần về sinh lý người và động vật nhưng lại tập trung nhiều vào di truyền và tiến hoá. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới và chương trình thi Olympic quốc tế thì dành khá nhiều thời lượng cho sinh lý người với mục đích để học sinh có hiểu biết cơ bản về sinh học cơ thể người, qua đó chủ động rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ bản thân”.
Sau khi nêu một số dẫn chứng khác, TS Lập kết luận: “Học sinh của ta có nhiều kiến thức, nhưng những kiến thức đó vừa thừa vừa thiếu”.
Đặc biệt, PGS TSKH Nguyễn Thế Khôi, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, kịch liệt lên án việc thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH môn vật lý 100% bằng hình thức trách nghiệm khách quan.
PGS Nguyễn Thế Khôi cho rằng thành tích đội tuyển thi vật lý hàng năm chưa cao có nguồn gốc từ chất lượng dạy học môn này trong nhà trường giảm sút, từ việc học để đáp ứng hình thức thi 100% trắc nghiệm: “Vì các câu hỏi trắc nghiệm như hiện nay không đòi hỏi học sinh nắm các vấn đề vật lý một cách sâu sắc, không đòi hỏi học sinh vận dụng hiểu biết bản chất vật lý của các định luật, công thức, không đòi hỏi học sinh vận dụng các hiểu biết để giải thích các hiện tượng vật lý, để tìm hiểu khả năng ứng dụng của vật lý trong khoa học kỹ thuật và đời sống, không yêu cầu học sinh có hiểu biết về kĩ năng và thực nghiệm. Xét về tính chất đặc trưng của việc dạy và học vật lý thì những điều tôi vừa nói là những yêu cầu rất cơ bản của môn học này”.
Bộ GD&ĐT cho biết, căn cứ vào thông tin tập hợp được sau hội thảo, Bộ sẽ điều chỉnh cách thức tổ chức cũng như nội dung các kỳ thi học sinh giỏi nhằm góp phần cải thiện thực trạng thụt lùi như hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.