»

Thứ tư, 30/10/2024, 18:25:15 PM (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh triển khai biện pháp giải quyết ngập

(23:27:15 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trước tình hình những ngày qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra tình trạng ngập úng do triều cường, mưa lớn, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Sở ngành, huyện thị trên địa bàn triển khai các biện pháp cấp bách để giải quyết tình trạng ngập nước trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

 

 ngap[-]lut

TP Hồ Chí Minh triển khai biện pháp giải quyết ngập

 



Theo đó, đối với các công trình thoát nước, dân dụng đang thi công, UBND TP yêu cầu các Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước, Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị, Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè kiểm tra, tháo dỡ vách ngăn trong các tuyến cống chính đã hoàn thành bàn giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố để đưa vào vận hành.

 

Yêu cầu đơn vị thi công khắc phục các vị trí xâm hại đến hệ thống thoát nước hiện hữu, tăng cường biện pháp dẫn dòng thi công không để gây ngập trong khu dự án. Bằng mọi giải pháp để đảm bảo tiến độ thi công, nhất là các hạng mục nạo vét kênh như gói thầu A (Cải tạo kênh Bến Nghé - Tàu Hủ) của Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố (mới chỉ đạt 27,5%), Gói thầu số 10 (Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) của Dự án Vệ sinh môi trường (Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) chỉ đạt 30%. UBND TP Hồ Chí Minh cũng giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà soát, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án thoát nước, chống ngập cấp bách, đảm bảo không thiếu kinh phí ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.



Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố tập trung tổ chức công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, thông thoáng kênh, rạch, cửa xả thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở những đoạn kênh rạch bị tắc nghẽn do bồi lấp bùn, rác và do lấn chiếm ở Rạch Ụ Cây, rạch Nhảy, Ruột Ngựa, Bàu Trâu, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, rạch Văn Thánh, Cầu Sơn, Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, nhánh rạch Chiếc…hiện đang bị bồi lắng cục bộ làm cản trở dòng chảy. Đồng thời, tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước, rà soát các vị trí xuất hiện ngập nước trong 9 tháng năm 2010 để tiếp tục thực hiện công tác tái nạo vét hệ thống thoát nước, cải tạo miệng thu, hầm ga, đấu nối để mở thêm hướng thoát nước mới nhằm tăng khả năng thu nước mặt giúp thoát nước nhanh. UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, tuyên truyền vận động và tổ chức di dời các hộ dân lấn chiếm hệ thống thoát nước, kênh, rạch; xử lý các trường hợp san lấp, xây dựng lấn chiếm cửa xả, hệ thống thoát nước, xâm hại hệ thống đê, bờ bao, các cửa cống làm phát sinh ngập...



Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm điều hành chống ngập nước TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố có 272 vị trí hệ thống thoát nước trên các tuyến đường bị ảnh hưởng. Hiện nay, đã khắc phục, đảm bảo thoát nước 230 vị trí, đang khắc phục 14 vị trí và còn 28 vị trí vẫn đang gây ngập. Ngoài ra, do hiều công trình thi công các hệ thống thoát nước lớn của thành phố chưa kết nối đồng bộ các cống băng ngang đường, quá trình thi công các nhà thầu thiếu biện pháp dẫn dòng, gây bít dòng chảy, cửa xả … đã gây ngập trên nhiều tuyến đường trong thành phố.

Hoafng Anh Tuấn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP Hồ Chí Minh triển khai biện pháp giải quyết ngập

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI