Tin tức » Tin trong nước
Phát hiện phóng xạ trong nước mưa và lá cây
(23:16:49 PM 17/06/2011)
Theo Tổ công tác, có thể đám mây phóng xạ sẽ tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày. Đám mây phóng xạ mạnh nhất được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong ngày 9 và 10.4. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian.
Trước đó, dự đoán của Trung tâm Dữ liệu quốc gia của VN trong mạng lưới cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO), đám mây phóng xạ tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh) và trong ngày hôm nay 10.4, đám mây phóng xạ mạnh nhất sẽ bao phủ lên toàn lãnh thổ VN.
TS Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, cho hay đó là dự báo trên cơ sở mô hình, các trạm quan trắc không thể phát hiện ra các đám mây mà chỉ có thể đo nồng độ trong không khí.
Vì vậy, trong ngày hôm nay 10.4, khi đám mây mạnh nhất được dự báo đã ở trong lãnh thổ VN, các trạm quan trắc mới có thể lấy mẫu son khí, từ đó đưa ra giá trị đo thực tế.
Hình ảnh dự đoán đám mây phóng xạ trong ngày 10.4 - Ảnh: www.most.gov.vn
PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN, cho biết thêm: thông thường sau một ngày hút khí, thu thập mẫu và phân tích mới có thể đưa ra kết quả nồng độ phóng xạ trong không khí là bao nhiêu.
Ông Tấn khẳng định trong trường hợp xấu nhất, mức phóng xạ sẽ tăng thêm lớn nhất là 100 lần so với mức đã phát hiện, nhưng như thế vẫn thấp hơn hàng ngàn lần giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn VN.
Cũng trong ngày 9.4, theo số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử VN, trong không khí ở Đà Lạt và Ninh Thuận, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131.
Riêng TP.HCM, theo TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, ngoài đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, còn phát hiện thêm 2 đồng vị phóng xạ Cs-134 và Cs-137. TS Điền nhận định các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được tại 3 địa điểm nói trên đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Không ảnh hưởng tới sức khỏe
Trước những thông tin đồn đại về mây phóng xạ vào VN ảnh hưởng tới nước mưa, gây hoang mang cho người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn sử dụng nước mưa trong sinh hoạt hằng ngày, các nhà khoa học Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân đã lấy mẫu nước mưa xét nghiệm.
Tối qua 9.4, TS Trịnh Văn Giáp cho hay đã phát hiệnđược nồng độ phóng xạ I-131 trong mẫu nước mưa. Theo TS Giáp, mẫu nước này lấy từ cơn mưa trong ngày 7.4 tại Hà Nội. Kết quả số liệu cụ thể sẽ được công bố trong ngày hôm nay 10.4.
Việc công bố những số liệu cụ thể nhằm chứng minh cho người dân thấy rằng giống như mẫu không khí, nồng độ phóng xạ trong nước mưa thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép, do vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân cũng đã lấy mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí và thực vật) ở Sóc Sơn (Hà Nội) đo.
Kết quả, ngoài các đồng vị Be-7, K-40, U-238, Th-232 và Cs-137 có hàm lượng ở mức bình thường như trước khi xảy ra sự cố tại Nhật Bản, còn phát hiện được đồng vị Cs-134 với hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các giá trị đo tại trạm quan trắc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cũng cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.