Tin tức » Tin trong nước
Nhà sập nếu tâm chấn động đất cấp 5 ở TP HCM
(23:17:55 PM 17/06/2011)
Bản đồ phân vùng động đất tại TPHCM. Ảnh: L.T .
Theo đại diện Liên đoàn Địa chất bản đồ miền Nam (LĐ ĐCBĐMN), TPHCM chịu tác động bởi nhiều đới đứt gãy nên có nhiều khả năng xảy ra động đất. Từ năm 1967 đến nay, TPHCM xảy ra nhiều trận động đất, lớn nhất là trận động đất 4,8 độ richter ở khu vực cửa biển Cần Giờ (năm 1967).
LĐ ĐCBĐMN mới đây hoàn thành bản đồ “Phân vùng nhỏ động đất TPHCM”. Dự báo cường độ động đất xảy ra mạnh nhất ở TPHCM sẽ không vượt quá 5,5 độ richter và độ sâu tiêu chấn không vượt qua 17 km.
Dù được xác định ít có nguy cơ song mức độ thiệt hại khi xảy ra động đất là rất cao. Bởi phần lớn diện tích TPHCM nằm trên nền đất yếu, nhiều nơi có nguy cơ đất hóa lỏng nhất là khu vực ven sông thuộc khu đô thị Nam Sài Gòn. Viện Vật lý địa cầu, cảnh báo nếu tâm chấn động đất xảy ra tại trung tâm TPHCM với cường độ 5 richter, sẽ có 30-40% nhà cửa bị đổ sập.
Sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất
Năm 2008, Sở TN&MT TPHCM ban hành phương án ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. Năm 2010, TPHCM chọn huyện Cần Giờ diễn tập ứng phó sự cố sóng thần, nước biển dâng và bão đổ bộ. TPHCM cũng chọn quận 4 (nằm gần đới đứt gãy sông Sài Gòn, bị thiệt hại nặng nhất nếu xảy ra động đất) để diễn tập ứng phó với dư chấn động đất.
Theo Sở TN&MT, TPHCM có thể xảy ra động đất gây sóng thần ở khu vực ven biển. Vì vậy, theo kịch bản, toàn bộ quận, huyện phải ứng phó, khắc phục hậu quả động đất. Riêng hai huyện Cần Giờ, Nhà Bè ứng phó thêm hiểm họa sóng thần.
TPHCM đã phát hành rộng rãi Sổ tay Hướng dẫn một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn TPHCM, tuyên truyền kiến thức cần thiết để người dân tự bảo vệ khi có động đất.
Đối với hiểm họa sóng thần, theo Sở TNMT, cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cho khu vực; thiết lập hệ thống cảnh báo sóng thần.
Quy hoạch và áp dụng giải pháp phòng chống sóng thần hợp lý cho các công trình trong khu vực hai huyện Cần Giờ, Nhà Bè; áp dụng giải pháp giảm tác động của sóng thần, như: tường chắn, rừng cây, giải pháp kết cấu, vật liệu, bố trí mặt bằng... Khi xuất hiện nguy cơ, địa phương tổ chức sơ tán người dân vào sâu trong đất liền cách bờ biển trên 10km.
Bộ Xây dựng đã phân vùng động đất cụ thể cho từng quận - huyện. Theo quy định, các công trình xây dựng ở TPHCM đều được thiết kế chịu động đất cấp VII. Mỗi quận - huyện có mức độ bị ảnh hưởng riêng. Việc phân vùng động đất để giúp từng quận - huyện tính toán độ kháng chấn cho từng công trình phù hợp, tránh lãng phí.
Theo Phó giám đốc Sở XD Nguyễn Văn Hiệp, sau mỗi lần xảy ra động đất, Sở đều kiểm tra một số chung cư cũ, cao ốc. Hầu hết chỉ bị rung lắc, chưa có công trình nào bị thiệt hại sau động đất.
TS Nguyễn Sinh Minh, Viện trưởng Viện KHCN và Kinh tế xây dựng Hà Nội, cảnh báo, các kết quả nghiên cứu cho thấy Hà Nội nằm trong vùng động đất trung bình đến cấp 8, nhưng nhiều người còn chủ quan, công tác tuyên truyền rất hạn chế. Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, những toà nhà cao tầng mới xây đã được tính toán kháng chấn. Nhưng hàng trăm chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, hàng vạn nhà dân tự xây không được kiểm soát về chất lượng. Đợt rung chấn tối 24-3 được coi là sự kiểm chứng đối với văn bản chỉ đạo mới đây của UBND thành phố Hà Nội về cảnh báo, triển khai phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.