Tin tức » Tin trong nước
Nguy cơ phát tán khôn lường
(23:29:08 PM 17/06/2011)
Những con bọ ngập trong máu
Chị Nguyễn Thị Thơm, nhà ngay cạnh ổ bọ xít hút máu có số lượng kỷ lục trên 1000 con, xóm 3A, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm Hà Nội, kể với Tiền Phong, chị thấy những con này từ cách đây một tháng. Cứ cách một hôm lại có một hai con bò ở sân. Có hôm, chị thấy nó bay vào nhà. Cách đây một tuần, mở cửa buổi sáng, chị thấy một con còn sống, nằm trong một vũng máu ở giữa sân. Hoảng quá, chị hỏi hàng xóm thì được biết cũng thấy nó bò qua cửa sổ toilet.
Lần tìm đường đi của chúng, sáng thứ sáu tuần trước, 17-9, chị và hàng xóm quyết định dỡ tung căn buồng nằm sát đường đi lát bê tông sạch sẽ của xóm. Chỗ lâu nay chỉ để củi ấy thấy hàng đàn nhung nhúc. Buồng không cửa này nằm sát nhà chị và là chỗ chất củi của một hàng xóm bên trong, cụ Lưu Thị Ninh. Sáng thứ bảy, chị cùng hàng xóm lấy chày, gạch, đập chết các con bọ xít bò từ đống củi.
“Chúng tôi giết được trên trăm con thì mỏi tay quá. Cứ 10 con giết thì tám con bụng căng máu. Cả một góc sàn đầy máu”, chị Thơm nói.
Nhận xét về các ổ bọ xít hút máu vừa phát hiện ở Hà Nội, TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng Thực nghiệm, Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật (ST&TNSV), cho hay ông ngạc nhiên về độ lớn số lượng loài của các ổ này.
“Tôi từng nghiên cứu bên Trung Quốc mấy năm về bọ xít hút máu và thấy ổ lớn nhất được phát hiện chỉ 70 con”, TS Lam nói. “Việc phát hiện ổ trên 200 con cách đây hai tuần đã làm tôi ngạc nhiên. Ổ có số lượng trên nghìn con như ở xóm 3A, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, vượt quá sự tưởng tượng của chúng tôi”.
Chị Thơm đứng trước buồng chứa củi (có hai cột gạch không trát vữa), nơi phát hiện ổ bọ xít trên 1000 con (ảnh Phạm Mạnh Cường)
Phát tán, nguy cơ khôn lường
Các nhà khoa học tỏ ra quan tâm đến hiện tượng ổ bọ xít ngoài nhà nhiều hơn hẳn các ổ phát hiện trong nhà. Do chưa có nghiên cứu nào về sự phân bố của chúng trong khu dân cư ở Việt Nam, nhà khoa học bước đầu nhận định, có thể do trong nhà các vị trí được quét dọn nhiều hơn khiến bọ xít ít có cơ hội nhân đàn hơn.
Ngược lại, tại các địa điểm ngoài nhà, nhất là những nơi ít quét dọn, chúng có thể có cơ hội nhân đàn nhanh hơn. Chị Thơm xác nhận với Tiền Phong kho củi kia lưu cữu dễ đến trên hai năm.
Nhưng những địa điểm phát hiện có bọ xít hút máu lại không phải là những nơi có vấn đề về môi trường, không phải là những nơi bẩn thỉu, rác, nước tù đọng.
“Những nơi đó đều rất gần chỗ sinh sống của con người và vì thế dễ dẫn đến chủ quan”, TS Lam nói.
Với những lý do đó, và với đặc điểm các khu dân cư ngày càng chật chội, nhà cửa san sát nhau, bọ xít hút máu càng có nhiều cơ hội để tìm chỗ trú ẩn. Khả năng phân bố, khả năng lây lan của chúng từ khu dân cư này sang khu dân cư khác, từ vùng này sang vùng khác, là một câu hỏi không dễ trả lời.
Các nhà khoa học sẽ phải nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi trường, vi khí hậu đến sự sinh sản, phân bố, phát tán của chúng. Còn nhận định sơ bộ là, bọ xít hút máu có mặt ở hầu hết các quận huyện của Hà Nội.
“Chúng không chỉ có trong các khu dân cư bình thường mà còn có thể xuất hiện tại các khu dân cư sang trọng”, TS Lam nhận định.
Công việc tiếp theo là nghiên cứu các tập tính sinh học của chúng vào các thời điểm trong năm. Nếu như tháng 9 liên tiếp phát hiện các ổ lớn thế này, các tháng còn lại, chúng sẽ phát triển ra sao?
Nhưng điều lo ngại nhất là nguy cơ phát tán mà quy luật và quy mô còn là bí ấn. Số bọ xít hút máu ở cả hai ổ mới phát hiện đều có khả năng phát tán ở mức độ khác nhau. Ô trên 200 con phát hiện cách đây hai tuần được nhận định đang trong quá trình chuẩn bị phát tán với khoảng 25-30% số con trưởng thành.
“Khoảng một tháng nữa kể từ ngày phát hiện, ổ này sẽ phát tán mạnh nhất”, TS Lam nói.
Còn ổ trên 1000 con vừa phát hiện đầu tuần này thì được nhận định đang trong quá trình phát tán với mức độ có thể rất mạnh với tỷ lệ con cái rất cao. Trong số trên 600 con trưởng thành được các nhà khoa học thu về, trên 80% là con cái.
Để diệt loại bọ xít hút máu người này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể dùng các hóa chất dùng trong y tế, như permethrin 50EC, fendona 10SC, icon 10 WP (nhóm có nguồn gốc từ thực vật - pyrethroid), liều 30mg nguyên chất /m2 phun trong và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.